Thông tin LATS của NCS Nguyễn Đức Thắng

1. Họ và tên nghiên cứu sinh:         NGUYỄN ĐỨC THẮNG     2. Giới tính: Nam.

3. Ngày sinh: 15/11/1966                                                            4. Nơi sinh: Hà Nội       5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số 1018/QĐ-ĐT ngày 26/12/13 và Quyết định giao đề tài số 1356/QĐ-ĐT ngày 30/12/2013 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo: được phép chỉnh sửa tên đề tài luận án thành: “Quản lý thiết bị đào tạo của các trường đại học kỹ thuật trong Quân đội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng” theo Quyết định số     /QĐ-ĐT ngày     /  /201  của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Quản lý thiết bị đào tạo của các trường đại học kỹ thuật trong Quân đội theo tiếp cận đảm bảo chất lượng.

8. Chuyên ngành: Quản lý giáo dục          9. Mã số: 9 14 01 14

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

            Người hướng dẫn 1:             PGS, TS Đặng Xuân Hải

Người hướng dẫn 2:             PGS.TS. Phạm Văn Thuần

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Kết quả nghiên cứu lý luận đã khái quát hóa được hoạt động quản lý thiết bị đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng ở các trường đại học kỹ thuật trong Quân đội được nghiên cứu trình bày một cách hệ thống, toàn diện: Tác giả đúc rút xây dựng khung lí thuyết về nội dung quản lý thiết bị đào tạo của các trường đại học kỹ thuật trong Quân đội gắn với các nội dung: Lập kế hoạch quản lý thiết bị đào tạo; xây dựng quy trình quản lý thiết bị đào tạo; vận hành quy trình quản lý thiết bị đào tạo; đánh giá, cải tiến quy trình quản lý thiết bị đào tạo; xây dựng văn hóa chất lượng trong quản lý thiết bị đào tạo.

Kết quả nghiên cứu thực tiễn đã góp phần làm sáng tỏ thực trạng hoạt động quản lý thiết bị đào tạo theo hướng đảm bảo chất lượng ở các trường đại học kỹ thuật trong Quân đội , cụ thể là: thiết bị đào tạo có vai trò rất quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng dạy học và GD&ĐT của các nhà trường Quân đội. Tuy nhiên công tác thiết bị đào tạo nói chung và quản lý thiết bị đào tạo nói riêng trong thực tế bộc lộ một số hạn chế; hạn chế nổi bật được kết quả khảo sát chỉ ra liên quan đến công tác thiết bị đào tạo nói chung và quản lý thiết bị đào tạo nói riêng trong thực tế còn có nhiều bất cập; quy trình đảm bảo chất lượng trong việc thực hiện các nội dung liên quan đến công tác thiết bị đào tạo nói chung, quản lý thiết bị nói riêng chưa được thực hiện tốt ở những đơn vị thuộc đối tượng khảo sát.

Nghiên cứu cũng đã đề xuất hệ thống 5 giải pháp đồng bộ, cấp thiết, khả thi, nhằm nâng cao được hiệu quả công tác quản lý TBĐT của các trường đại học kỹ thuật trong Quân đội, đó là: Xây dựng kế hoạch quản lý thiết bị đào tạo đáp ứng chiến lược phát triển của Nhà trường; xây dựng tiêu chuẩn, tiêu chí và hoàn thiện quy trình quản lý thiết bị đào tạo; thực hiện quy trình đánh giá nội bộ và đánh giá của các bên liên quan trong quản lý thiết bị đào tạo; hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý thiết bị đào tạo theo tiếp cận đảm bảo chất lượng; tạo lập văn hóa chất lượng trong quản lý thiết bị đào tạo của các trường đại học kỹ thuật trong Quân đội. Giải pháp tạo lập văn hóa chất lượng trong quản lý thiết bị đào tạo của các trường đại học kỹ thuật trong Quân đội đã được thử nghiệm. Nội dung thử nghiệm đi sâu vào nội dung về ý thức tuân thủ nguyên tắc ĐBCL và thực hiện một số khâu của văn hóa chất lượng như tạo lập thói quen sử dụng các biểu mẫu và lưu giữ minh chứng về việc thực hiện các chuẩn mực đã được quy định từ đó hình thành văn hóa chất lượng trong công tác TBĐT ở 2 cơ sở của Học viện Kỹ thuật quân sự. Kết quả thử nghiệm cho thấy đánh giá về nhận thức và tác động của một số nội dung của VHCL sự phát triển ý thức của cán bộ, nhân viên đối với việc tạo lập VHCL trong quản lý TBĐT có những chuyển biến tiến bộ hơn ở 2 cơ sở của Học viện Kỹ thuật quân sự. Điều này đều được cán bộ quản lý thừa nhận.

12. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

1

Nguyễn Đức Thắng (2010), “Nâng cao hiệu quả công tác quản lý trang thiết bị dạy học”, Tạp chí nhà trường Quân đội (4), tr. 10-13.

2

Nguyễn Đức Thắng (2015), “Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng công tác đảm bảo trang thiết bị đào tạo trong nhà trường Quân đội giai đoạn 2016 – 2020”, Tạp chí nhà trường Quân đội (5), tr. 22-25.

3

Nguyễn Đức Thắng (2016), “Quản lý thiết bị đào tạo ở các trường đại học kỹ thuật Quân đội theo quan điểm đảm bảo chất lượng: thực trang và giải pháp”, Tạp chí Thiết bị giáo dục (Đặc biệt), tr. 117-120.

4

Nguyễn Đức Thắng (2017), “Nâng cao chất lượng quản lý cơ sở vật chất trang thiết bị đào tạo các nhà trường Quân đội đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới”, Tạp chí nhà trường (1), tr. 34-37,.

5

Nguyễn Đức Thắng (2017), “Một số nghiên cứu về quản lý thiết bị đào tạo theo quan điểm đảm bảo chất lượng trong các nhà trường Quân đội”, Tạp chí nhà trường (2), tr. 34-37,.

6

Nguyễn Đức Thắng (2017), “Quản lý thiết bị đào tạo các nhà trường Quân đội theo quan điểm đảm bảo chất lượng”, Tạp chí Giáo dục (405), tr. 26-29.

7

Nguyễn Đức Thắng (2017), “Quy trình triển khai hệ thống chất lượng theo tiếp cận CIPO trong quản lý thiết bị đào tạo của các trường đại học kỹ thuật trong Quân đội”, Tạp chí Giáo dục (419), tr. 62-64.

8

Nguyễn Đức Thắng (2017), “ Định hướng đổi mới TBĐT trong các trường Quân đội trước tác động của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0”, Kỷ yếu Hội thảo Khoa học cấp Bộ Tổng Tham mưu “Cách mạng công nghiệp lần thứ tư và những vấn đề đặt ra đối với hệ thống nhà trường Quân đội”, tháng 12/2017 Hà Nội, tr. 110-116.

 

 

 

05:04 19/04/2018

Sự kiện

Trường đại học giáo dục
Địa chỉ: Nhà G7, số 144 Xuân Thủy
Điện thoại: (024) 7301 7123
Email: education@vnu.edu.vn
 
© UED. All Rights Reserved.Quay trở lại website cũ