Thông tin Luận án tiến sĩ của NCS Phạm Văn Phong

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: PHẠM VĂN PHONG    2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 28/9/1983                                                4. Nơi sinh: Thái Bình

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1068/QĐ-ĐT, ngày 09 tháng 12 năm 2014

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Chỉnh sửa tên đề tài (lần 1): “Quản lí hoạt động kiểm tra đánh giá trong quá trình đào tạo đại học theo tiếp cận năng lực tại các học viện quân đội ở Việt Nam”, tại Quyết định  số 146/QĐ-ĐT ngày 29/02/2016 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

- Chỉnh sửa tên đề tài (lần 2): “Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá thành quả học tập theo tiếp cận năng lực trong Học viện quân đội Việt Nam”, tại Quyết định số 1422/QĐ-ĐT ngày 22/9/2017 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

7. Tên đề tài luận án: Quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá thành quả học tập theo tiếp cận năng lực trong Học viện quân đội Việt Nam

8. Chuyên ngành: Quản lý giáo dục                                        9. Mã số: 9 14 01 14

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:  

                                                Cán bộ hướng dẫn 1. PGS. TS Lê Đức Ngọc

                                                Cán bộ hướng dẫn 2. TS. Trần Thị Hoài

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

A. Về lý luận

Luận án đã:

            - Hệ thống hóa được một số vấn đề lý luận về quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá thành quả học tập theo tiếp cận năng lực trên cơ sở xác định tương đối đầy đủ các khái niệm cơ bản của đề tài.

            - Đề xuất khung năng lực của học viên sỹ quan trình độ đại học trong Học viện quân đội. Xác định hình thức tổ chức dạy học theo tiếp cận năng lực trong Học viện quân đội, từ đó xác định các hình thức kiểm tra đánh giá tương ứng.

            - Xác định được các nội dung cơ bản, các đặc trưng kiểm tra đánh giá và quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá thành quả học tập theo tiếp cận năng lực; Làm rõ vai trò của các chủ thể quản lý và phân cấp quản lý mạch lạc từ cấp Học viện, cấp Phòng ban, cấp Khoa đến cấp đơn vị quản lý và đơn vị phục vụ. Bên cạnh đó, tác giả làm rõ các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến quản lý hoạt động này trong Học viện quân đội.

B. Về thực tiễn

Luận án đã:

            - Hệ thống hóa những văn bản pháp quy như: đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà Nước, Quân đội và quyết định, thông tư, hướng dẫn của Cục Nhà Trường - Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng, Bộ GD-ĐT. Hiện trạng quản lý hoạt động này trong HVQĐ hiện nay.

            - Phân tích mô tả đánh giá các năng lực cần thiết của học viên sĩ quan trình độ đại học tại một số Học viện quân đội.

- Phân tích mô tả đánh giá thực trạng hoạt động KTĐG thành quả học tập của học viên đào tạo sĩ quan trình độ đại học trong quá trình đào tạo; Thực trạng quản lý hoạt động KTĐG thành quả học tập theo tiếp cận năng lực; Thực trạng các yếu tố tác động tới quản lý hoạt động KTĐG thành quả học tập theo tiếp cận năng lực; và đánh giá chung.

- Đề xuất 07 giải pháp quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá thành quả học tập gồm:

          + Giải pháp 1: Nâng cao nhận thức về khung năng lực của học viên sĩ quan theo chương trình đào tạo đại học cho cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên.

            + Giải pháp 2: Xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá thành quả học tập theo tiếp cận năng lực cho từng môn học

            + Giải pháp 3: Tổ chức xây dựng ngân hàng câu hỏi đáp án theo tiếp cận năng lực.

            + Giải pháp 4: Tổ chức tập huấn cho giảng viên các bộ môn về kỹ năng KTĐG thành quả học tập môn học         .

            + Giải pháp 5: Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về kiểm tra đánh giá thành quả học tập theo tiếp cận năng lực cho đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục.

            + Giải pháp 6: Triển khai ứng dụng công nghệ thông tin trong kiểm tra đánh giá thành quả học tập cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giảng viên

            + Giải pháp 7: Xây dựng quy trình tổ chức kiểm tra đánh giá thành quả học tập của học viên theo tiếp cận năng lực trong Học viên quân đội.

- Thử nghiệm 01 giải pháp: Tổ chức bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng chuyên sâu về kiểm tra đánh giá thành quả học tập theo tiếp cận năng lực cho đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục tại Học viện Phòng không - Không quân và kết quả được đánh giá rất cao.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Trên cơ sở năng lực của học viên sĩ quan trình độ đại học áp dụng vào trong quá trình đào tạo trong học viện, nhà trường quân đội.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Đánh giá chương trình đào tạo đại học theo tiếp cận năng lực trong học viện quân đội.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

A. CÁC BÀI BÁO

1. Phạm Văn Phong (2014),"Kiểm tra đánh giá trong đào tạo đại học tại nhà trường Quân đội theo tiếp cận đánh giá năng lực", Số đặc biệt 9/2014 - Tạp chí  Giáo dục - Bộ Giáo dục & Đào tạo, tr. 79-80, 82.

2. Phạm Văn Phong (2014), "Kỹ thuật xây dựng câu hỏi trắc nghiệm trong đào tạo đại học", Số 59 - Tạp chí Khoa học - Giáo dục PKKQ, tr. 55-58.

3. Trần Thị Hoài, Phạm Văn Phong (2015), "Quản lý hoạt động kiểm tra ,đánh giá theo tiếp cận đánh giá năng lực người học", Số 351 - Tạp chí  Giáo dục - Bộ Giáo dục & Đào tạo, tr. 3-5.

4. Phạm Văn Phong (2015), "Vận dụng quy trình kiểm tra đánh giá vào quản lý hoạt động kiểm tra đánh giá các môn học trong đào tạo đại học theo tiêp năng lực ", Số đặc biệt 12/2015 - Tạp chí  Giáo dục - Bộ Giáo dục & Đào tạo, tr. 43-45, 48.

5.  Trần Thị Hoài, Phạm Văn Phong (2016), “Tác động của kiểm tra đánh giá đến phát triển năng lực nghề nghiệp của sinh viên trong ĐTĐH”, số 391 (Kì I –10/2016) - Tạp chí  Giáo dục - Bộ Giáo dục & Đào tạo, tr. 6-8.

6. Phạm Văn Phong (2016), " Biện pháp cải tiến kiểm tra đánh giá kết quả học tập trong đào tạo đại học theo định hướng xây dựng câu hỏi, bài tập đánh giá năng lực người học, số 17/2016 - Tạp chí giáo dục Nghệ thuật, Đại học sư phạm nghệ thuật trung ương, tr. 78-81.

7. Phạm Văn Phong (2016), “Kiểm tra đánh giá trong đào tạo đại học hiện nay thực trạng và giải pháp, số tháng 8-2016 - Tạp chí Dạy học ngày nay của Trung ương hội khuyến học Việt Nam, tr. 29-30,35.

8.Phạm Văn Phong (2017), “Tổng quan kiểm tra đánh giá thành quả học tập theo tiếp cận năng lực”, số tháng 10/2017 - Tạp chí Dạy học ngày nay của Trung ương hội khuyến học Việt Nam, tr. 59-61.

B. ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Phạm Văn Phong (Tham gia đề tài NCKH, 2013), “Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý ngân hàng câu hỏi đáp án thi kết thúc môn học, học phần” thuộc Bộ Tổng tham mưu - Bộ Quốc phòng quản lý,được hội đồng khoa học Bộ Quốc phòng đánh giá đề tài đạt xuất sắc.

2. Phạm Văn Phong (Tham gia đề tài NCKH, 10/2016), Nâng cao chất lượng bồi dưỡng năng lực sư phạm cho đội ngũ giảng viên khoa học xã hội và nhân văn ở Học viện PK-KQ hiện nay, thuộc Cục KHQS/BQP quản lý đề tài đạt xuất sắc.

 

Ngày    tháng 5 năm 2018

Nghiên cứu sinh

(Kí và ghi rõ họ tên)

 

Phạm Văn Phong

01:05 15/05/2018

Sự kiện

Trường đại học giáo dục
Địa chỉ: Nhà G7, số 144 Xuân Thủy
Điện thoại: (024) 7301 7123
Email: education@vnu.edu.vn
 
© UED. All Rights Reserved.Quay trở lại website cũ