Chiến lược phát triển

Chiến lược phát triển
                                                                             SỨ MỆNH, TẦM NHÌN VÀ HỆ GIÁ TRỊ

1.1. Sứ mệnh

Trường ĐH Giáo dục - ĐHQGHN phấn đấu trở thành cơ sở đào tạo đại học, sau đại học, nghiên cứu khoa học theo định hướng đại học nghiên cứu - nhằm đào tạo đội ngũ giảng viên các trường đại học và cao đẳng, THPT chuyên, cán bộ quản lí giáo dục và cán bộ nghiên cứu khoa học giáo dục, trên cơ sở liên kết với các chuyên gia, cơ sở giáo dục trong và ngoài nước, đạt chuẩn khu vực, trong đó có bộ phận đạt chuẩn quốc tế. 

1.2. Tầm nhìn

Trường ĐH Giáo dục phấn đấu đến cuối những năm 2020 trở thành đại học nghiên cứu có các chuyên ngành đạt chuẩn quốc tế đào tạo cho cả các nước trong khu vực và trên thế giới. 

1.3. Hệ giá trị 

Hệ giá trị cơ bản của Trường ĐH Giáo dục: tiếp tục xây dựng văn hoá của một tổ chức biết học hỏi trong đó mọi thành viên sẵn sàng chia sẻ, sẵn sàng làm việc hết mình vì tổ chức.

-         Chất lượng, hiệu quả, chuyên nghiệp cao trong mọi hoạt động.

-         Cam kết sự công bằng cho mọi thành viên, sinh viên của trường.

Xem nội dung chi tiết kế hoạch chiến lược tại đây
Giới thiệu chung

Lịch sử
Trường Đại học Giáo dục ra đời trên cơ sở nền tảng là Khoa Sư phạm mà thực chất là Khoa Giáo dục (Faculty of Education) trực thuộc ĐHQGHN.

Khoa Sư phạm từ khi mới thành lập (theo Quyết định số 1481/TCCB, ngày 21 tháng 12 năm 1999 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội) đã mang trên mình một sứ mạng cao quý là thể nghiệm một mô hình mới về đào tạo giáo viên trong một đại học đa ngành, đa lĩnh vực chất lượng cao. Ngoài ra, Khoa Sư phạm còn có sứ mệnh đào tạo các chuyên gia về các ngành khoa học giáo dục, quản lý giáo dục, nghiên cứu chuyển giao những thành tựu mới nhất của khoa học giáo dục, mở rộng hợp tác quốc tế, quảng bá hình ảnh của ĐHQGHN trong cộng đồng giáo dục toàn cầu. Khoa Sư phạm luôn phấn đấu trở thành một trung tâm đào tạo đại học và sau đại học, nghiên cứu khoa học, chuyển giao cộng nghệ giáo dục ngang tầm khu vực và tiến dần tới trình độ quốc tế. 
Từ khi thành lập cho đến nay (1999 - 2009), Khoa Sư phạm đã có lịch sử 10 năm tuổi. Mười năm xây dựng và trưởng thành, với tất cả những thành quả đã đạt được và những cống hiến cho sự nghiệp giáo dục nước nhà, Khoa Sư phạm đã được Thủ tướng Chính phủ ghi nhận và quyết định nâng cấp lên thành trường Đại học Giáo dục, thuộc ĐHQGHN. 
Trường Đại học Giáo dục được thành lập theo Quyết định số 441/QĐ-TTg, ngày 3 tháng 4 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tên tiếng Việt: Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội
- Tên giao dịch tiếng Anh: University of Education, Vietnam National University, Hanoi.
- Tên tiếng Anh viết tắt: UEd
- Cơ quan chủ quản: Đại học Quốc gia Hà Nội
- Địa điểm hiện tại: 
+ Cơ sở 1: Nhà G7, số 144, Đường Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội
+ Cơ sở 2: Nhà C0, số 182, Đường Lương Thế Vinh, Quận Thanh Xuân, Hà Nội.
- Địa điểm lâu dài: Hòa Lạc, Thạch Thất, Hà Tây (đã được chính phủ phê duyệt quy hoạch trong quy hoạch tổng thể của ĐHQGHN).
Chức năng, nhiệm vụ
1. Trường Đại học Giáo dục là cơ sở giáo dục đại học có chức năng đào tạo đại học, sau đại học và nghiên cứu khoa học theo định hướng đại học nghiên cứu về đội ngũ giảng viên, giáo viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và giáo viên phổ thông bậc trung học; cán bộ quản lý giáo dục; cán bộ giáo dục và nghiên cứu khoa học giáo dục chất lượng cao đạt chuẩn khu vực, trong đó có bộ phận đạt trình độ quốc tế.
2. Trường Đại học Giáo dục có các nhiệm vụ chính sau:
2.1. Đào tạo đại học, sau đại học ở trình độ cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ đội ngũ giảng viên các trường đại học, cao đẳng, trung cấp (bao gồm cả các trường thuộc hệ thống giáo dục nghề nghiệp) và giáo viên phổ thông bậc trung học; cán bộ quản lý giáo dục; cán bộ giáo dục và nghiên cứu khoa học giáo dục nhằm cung cấp nguồn nhân lực chất lượng đạt chuẩn khu vực.
2.2. Nghiên cứu các lĩnh vực về khoa học sư phạm, quản lý giáo dục và các khoa học tâm lý, giáo dục. Tham gia tư vấn các vấn đề chiến lược, chính sách và các giải pháp phát triển khoa học giáo dục cho các cấp lãnh đạo Đảng và Nhà nước ở Trung ương và địa phương, kết hợp chặt chẽ đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất, dịch vụ khoa học - công nghệ.
2.3.Bồi dưỡng cho giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề để cung cấp những kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ quản lý, nghiệp vụ sư phạm và hình thành tình cảm nghề nghiệp cho đội ngũ giảng viên, cán bộ quản lý giáo dục đương nhiệm của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp và dạy nghề.
2.4. Hợp tác quốc tế về đào tạo và nghiên cứu khoa học; trao đổi khoa học và chuyển giao công nghệ.

Cơ cấu tổ chức 
Cơ cấu tổ chức của Trường Đại học Giáo dục thực hiện theo Quy chế về Tổ chức và Hoạt động của Đại học Quốc gia ban hành theo Quyết định số 16/2001/QĐ-TTg ngày 12/02/2001 của Thủ tướng Chính phủ và phù hợp với chức năng và nhiệm vụ của Trường. 
Trường Đại học Giáo dục là cơ sở giáo dục đại học có tư cách pháp nhân, có con dấu và tài khoản riêng.
Sơ đồ cơ cấu tổ chức Trường Đại học Giáo dục:

sodotochuc

Trong đó:
1. Ban Giám hiệu: Hiệu trưởng và một số Phó Hiệu trưởng
2. Hội đồng khoa học và đào tạo: Chủ tịch, Phó chủ tịch và các thành viên theo quy định hiện hành của ĐHQGHN 
Hội đồng Khoa học và Đào tạo trường là tổ chức tư vấn cho Hiệu trưởng về hoạt động đào tạo, nghiên cứu và triển khai ứng dụng. Tổ chức và hoạt động của Hội đồng theo quy định chung của ĐHQGHN.
Trong những trường hợp cần thiết, Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục quyết định thành lập các Hội đồng tư vấn khác.
3. Các phòng chức năng
• Phòng Tổ chức - Hành chính
• Phòng Kế hoạch - Tài vụ
• Phòng Đào tạo và Công tác Sinh viên
• Phòng Khoa học và Quan hệ quốc tế.
4. Các Khoa và bộ môn trực thuộc
Trong giai đoạn đầu, Trường Đại học Giáo dục có các khoa sau:
1) Khoa Sư phạm 
Có 3 bộ môn, bao gồm:
- Bộ môn Khoa học Tự nhiên
- Bộ môn Khoa học Xã hội
- Bộ môn Lý luận và Công nghệ dạy học.
2) Khoa Các Khoa học Giáo dục 
Có 2 bộ môn, bao gồm:
- Bộ môn Tâm lý 
- Bộ môn Giáo dục.
3) Khoa Quản lý Giáo dục
Có 3 bộ môn, bao gồm:
- Bộ môn Lý luận quản lý
- Bộ môn Khoa học Quản lý chuyên ngành
- Bộ môn Quản lý cơ sở giáo dục.
5. Các Trung tâm đào tạo, nghiên cứu
-
 Trung tâm Hợp tác đào tạo và bồi dưỡng
- Trung tâm Đảm bảo chất lượng giáo dục
- Trung tâm Nghiên cứu, Ứng dụng Khoa học giáo dục
- Trung tâm Công tác xã hội và Phát triển cộng đồng
- Trung tâm Nhân học và Phát triển trí tuệ

12:11 29/11/2014

Sự kiện

Trường đại học giáo dục
Địa chỉ: Nhà G7, số 144 Xuân Thủy
Điện thoại: (024) 7301 7123
Email: education@vnu.edu.vn
 
© UED. All Rights Reserved.Quay trở lại website cũ