Nghiên cứu và đo lường trong giáo dục

Ngày 12/1/2018, Khoa Các Khoa học Giáo dục – Trường Đại học Giáo dục đã tổ chức Seminar khoa học với chủ đề: “Nghiên cứu và đo lường trong giáo dục – Một số vấn đề then chốt và xu hướng”.

Báo cáo viên trình bày - TS. Phạm Hồng Giang, nghiên cứu viên thuộc Viện Quản lý và Kinh tế và Giáo dục thuộc Trường Đại học Giáo dục tại Zug, Thụy Sỹ.

Nội dung của bài trình bày đề cập đến các hướng nghiên cứu chẩn đoán điểm (diagnostics, point measurement) như đánh giá năng lực học sinh, đánh giá năng lực giảng dạy, đánh giá chất lượng trường học cũng như hướng nghiên cứu dự báo, xu hướng (trends, correlative, network analyses) với mục tiêu sau cùng là quản lý hỗ trợ và phát triển giáo dục.

Tác giả đề cập đến thiết kế và quy trình chẩn đoán đánh giá năng lực học sinh diện rộng (large-scale assessments), 6 nhóm yếu tố ảnh hưởng đến năng lực người học gồm người học, gia đình, giáo viên, tương tác trong giờ học, môi trường giáo dục và bối cảnh văn hóa

Theo TS. Phạm Hồng Giang, những hạn chế trong việc đánh giá chất lượng giảng dạy bằng dự giờ là khó có thể xác định được tình trạng trước đó của học sinh, mỗi giảng viên dự giờ chuyên nghiệp có thể có những đánh giá khác nhau về giờ giảng của đồng nghiệp và điều đó cũng hoàn toàn khác biệt với phản hồi của học sinh. Tuy nhiên, quan sát để đánh giá tự nhiên cũng không còn hiệu quả. Vậy phương pháp nào để đánh giá chính xác, hiệu quả chất lượng giảng dạy?

Một số bằng chứng nghiên cứu mới do TS. Phạm Hồng Giang đưa ra như những yếu tố quan trọng nhất ảnh hưởng đến sự phát triển năng lực của người học là quá trình giảng dạy và tương tác trong giờ học; Số lượng và chất lượng phản hồi cũng như sự hợp tác hỗ trợ giữa các đồng nghiệp. Những nghiên cứu này khẳng định xu thế hiện tại của thế giới đang tập trung sự hỗ trợ giáo viên tự phát triển với sự giúp đỡ của học sinh và đồng nghiệp bên cạnh đào tạo bồi dưỡng và đánh giá chất lượng.

Phần thảo luận giữa diễn giả và các thành viên của Khoa diễn ra sôi tập trung vào mối quan hệ giữa việc quản lý lớp học và thành tích học tập; đo lường năng lực giảng dạy của giáo viên và học sinh; các hướng nghiên cứu và dự báo trong việc đánh giá chất lượng trường học…

Trước đó, TS Giang làm việc tại Khoa Tâm lý học, Đại học Koblenz-Landau, Đức và tham gia nhóm nghiên cứu về Hướng dẫn trong lớp học đánh giá hiệu quả giáo viên dẫn dắt bởi GS. Andreas Helmke; Từng là nghiên cứu viên chính của Viện Nghiên cứu Giáo dục Liên bang về Cải tiến và phát triển trường học của Áo.

Độc giả quan tâm tới Giảng dạy hiệu quả xin mời download công trình nghiên cứu của tác giả  Andreas Helmke (2012) và TS Phạm Hồng Giang.

Khoa CKHGD

10:01 12/01/2018

Sự kiện

Trường đại học giáo dục
Địa chỉ: Nhà G7, số 144 Xuân Thủy
Điện thoại: (024) 7301 7123
Email: education@vnu.edu.vn
 
© UED. All Rights Reserved.Quay trở lại website cũ