Thông tin luận án tiến sĩ của NCS Trần Thị Hải Yến

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: TRẦN THỊ HẢI YẾN      2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 04/7/1986                                                  4. Nơi sinh: Hải Dương

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1090/QĐ-CTHSSV, ngày 14 tháng 7 năm 2017 của Hiệu trưởng trường Đại học Giáo dục.

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo

- Thay đổi tên đề tài luận án từ “Hành vi chống đối của trẻ từ 1 đến 5 tuổi” sang “Xây dựng chương trình hướng dẫn ông bà trong việc quản lý hành vi của trẻ”, theo quyết định số 648/QĐ-ĐHGD ngày 26 tháng 4 năm 2019.

- Chỉnh sửa tên đề tài luận án từ “Xây dựng chương trình hướng dẫn ông bà trong việc quản lý hành vi của trẻ” sang “Xây dựng chương trình quản lý hành vi kém thích nghi của trẻ dành cho ông bà”, theo quyết định số 222/QĐ-ĐHGD ngày 04 tháng 2 năm 2021.

- Kéo dài thời gian đào tại 24 tháng tại Quyết định số 944/QĐ-ĐHGD, ngày 09/07/2020 và số 1657/QĐ-ĐHGD, ngày 24/09/2021

7. Tên đề tài luận án: Xây dựng chương trình quản lý hành vi kém thích nghi của trẻ dành cho ông bà.

8. Chuyên ngành: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên 

9. Mã số: 9131040101

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học                    

- Cán bộ hướng dẫn 1: PGS.TS Nguyễn Minh Đức

- Cán bộ hướng dẫn 2: PGS.TS Trần Thành Nam

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án

- Luận án trình bày cơ sở lý luận và thực tiễn của việc xây dựng chương trình quản lý hành vi kém thích nghi của trẻ dành cho ông bà tại Việt Nam.

+ Về mặt lý luận, luận án đã điểm luận và khái quát các thành tựu cũng như hạn chế của các nghiên cứu về chương trình cũng như các chương trình tác động đến ông bà trên thế giới nhằm quản lý hành vi kém thích nghi của trẻ, từ đó xây dựng cơ sở lý luận cho việc xây dựng một chương trình như thế cho ông bà tại Việt Nam.

+ Về mặt thực tiễn, luận án trình bày thực trạng nhận thức, kỹ năng quản lý hành vi kém thích nghi của trẻ của ông bà, mức độ ảnh hưởng về cảm xúc của ông bà trong quá trình quản lý hành vi kém thích nghi của trẻ. Cụ thể là: Nhận thức và cảm xúc của ông bà ở mức trung bình; Kỹ năng của ông bà ở mức tương đối kém. Trong đó, biểu hiện nhận thức kém nhất của ông bà là nhận thức về khả năng tự chăm sóc bản thân của trẻ; Ông bà ảnh hưởng mạnh nhất bởi các hành vi kém thích nghi của cháu; Kỹ năng kém nhất của ông bà là kỹ năng phản hồi, trao đổi với cháu.

- Luận án trình bày kết quả xây dựng chương trình quản lý hành vi kém thích nghi của trẻ dành cho ông bà tại Việt Nam. Chương trình gồm 7 phiên triển khai các nội dung chính là:

  1. Tham vấn cho ông bà về sự cần thiết phải tham gia tập huấn các chiến lược quản lý hành vi để nuôi dạy cháu.
  2. Làm rõ cơ chế hình thành hành vi của trẻ và những mong đợi phù hợp của ông bà về hành vi của trẻ.
  3. Chiến lược hình thành hành vi thích nghi ở trẻ: Làm gương và khen ngợi thông qua thời gian chơi đặc biệt và chỉ dẫn hiệu quả.
  4. Chiến lược quản lý hành vi kém thích nghi của trẻ: Phớt lờ chủ động và khoảng lặng.
  5. Kỹ thuật giải tỏa cảm xúc tiêu cực trong quá trình quản lý hành vi kém thích nghi của trẻ: Kiểm soát hơi thở, thư giãn.

- Luận án chứng minh được tính khả thi của chương trình với ông bà. Cụ thể là: Ông bà tham gia thực nghiệm có sự cải thiện ngay sau thực nghiệm và duy trì ba tháng sau thực nghiệm về nhận thức, cảm xúc, kỹ năng quản lý hành vi kém thích nghi của trẻ. Điều này giúp ông bà thực hiện có hiệu quả các chiến lược quản lý hành vi. Ông bà cũng bày tỏ sự hài lòng tương đối cao với chương trình. Trong khi đó, ông bà không tham gia thực nghiệm không có sự cải thiện, thậm chí các mức độ nhận thức, cảm xúc, kỹ năng còn có xu hướng kém hơn. Các kết quả này chứng minh rằng chương trình quản lý hành vi kém thích nghi của trẻ dành cho ông bà tại Việt Nam có tính khả thi.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Nếu chương trình được triển khai tới các ông bà đang nuôi dạy cháu thì sẽ giúp ông bà phát triển kỹ năng quản lý hành vi của cháu, giảm mức độ ảnh hưởng của ông bà bởi những hành vi kém thích nghi của cháu và bởi những bất đồng với người chăm sóc khác, từ đó nâng cao chất lượng cuộc sống của ông bà.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Đánh giá hiệu quả của chương trình quản lý hành vi kém thích nghi của trẻ dành cho ông bà thông qua đánh giá hành vi và các vấn đề cảm xúc xã hội của trẻ.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án

(1) Trần Thành Nam, Trần Thị Hải Yến (2018), “Thích ứng chương trình giáo dục hành vi cho cha mẹ phù hợp với ông bà: Những bằng chứng lý luận”, Kỷ yếu hội thảo Quốc tế “Giáo dục cho mọi người”, NXB ĐHQGHN, tr 366-380.

(2) Trần Thị Hải Yến, Trần Thành Nam (2019), Tổng quan chương trình hướng dẫn ông bà quản lý hành vi của trẻ”, Kỷ yếu Hội thảo Quốc tế lần thứ 5 về sức khỏe tâm thần của trẻ em Việt Nam: “Hiểu biết về sức khỏe tâm thần trong trường học và ở cộng đồng”, NXB ĐHQG Hà Nội, tr 270-288.

(3) Tran Thanh Nam, Tran Thi Hai Yen (2021), Establishing management program for children's maladaptive behavior for Vietnamese grandparents - Theoretical and practical basis”, Proceedings of 1st Hanoi international forum on pedagogical and educational sciences (Hafpes 2021), Viet Nam national university press, p.522-536.

(4) Tran Thi Hai Yen (2021), “Grandparents' capability in managing children and adolescents' maladaptive behaviours in families”, Proceedings of the first international scientific conference of global Vietnamese young scientists, Thanhnien publishing, p.188.

03:05 18/05/2023

Sự kiện

Trường đại học giáo dục
Địa chỉ: Nhà G7, số 144 Xuân Thủy
Điện thoại: (024) 7301 7123
Email: education@vnu.edu.vn
 
© UED. All Rights Reserved.Quay trở lại website cũ