Thông tin LATS của NCS Hoàng Đức Minh

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Hoàng Đức Minh     

2. Giới tính: Nam

3. Ngày sinh: 29/10/1965                                         

4. Nơi sinh: Quảng Ninh

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 3612/QĐ-SĐH , ngày 22  tháng 10  năm 2009

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

NCS được trả về cơ quan công tác tại Quyết định số 1591/QĐ-ĐT, ngày 30.12.2015.

NCS được tiếp tục trở lại bảo vệ luận án TS tại Quyết định số 383/QĐ-ĐT, ngày 31.03.2016.

NCS được chỉnh sửa tên đề tài từ “Phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên” thành “Phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục” tại Quyết định số 593/QĐ-ĐT, ngày 09.05.2016

7. Tên đề tài luận án: “Phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở vùng có điều kiện kinh tế- xã hội đặc biệt khó khăn thuộc các tỉnh miền núi phía Bắc Việt Nam trong bối cảnh đổi mới giáo dục”.

8. Chuyên ngành: Quản lý giáo dục   

9. Mã số: 62 14 01 14

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:

Hướng dẫn 1: PGS.TS. Bùi Văn Quân

Hướng dẫn 2: PGS.TS. Đặng Quốc Bảo

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

- Góp phần hệ thống hóa và phát triển lý luận về phát triển đội ngũ giáo nói chung, đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt  khó khăn tại các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt nam nói riêng. Trong luận án đề cập đến và làm rõ thêm sự kết hợp giữa quản lí nguồn nhân lực và quản lí dựa vào chuẩn. Quản lí theo định hướng chuẩn hóa hay quản lí dựa vào chuẩn là xu hướng của quản lí hiện đại. Xu hướng này được vận dụng trong quản lí nguồn nhân lực, trong đó có phát triển nguồn nhân lực.

- Thông qua nghiên cứu phát hiện những bất cập trong công tác phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt  khó khăn tại các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt nam hiện nay trong bối cảnh những yêu cầu đặt ra của đổi mới giáo dục.

- Từ các vấn đề về lý luận và thực tiễn ở trên, luận án đã đề xuất được các biện pháp phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở tại các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt  khó khăn tại các tỉnh vùng núi phía Bắc Việt nam đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay. Các biện pháp hướng tới sự phát triển bền vững, có sự hỗ trợ của đồng nghiệp, tạo các điều kiện để thúc đẩy, được thể hiện cụ thể trong 10 (mười) biện pháp, trong đó có những biện pháp đã thể hiện rõ tính đặc thù đối với các giáo viên trung học cở sở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn. Việc khảo sát đánh giá tính khả thi và cấp thiết cũng như thể nghiệm giải pháp trong qua thực tế đã góp phần khẳng định tính khả thi và tính cấp thiết của những giải pháp được đề cập trong luận án.

- Thông qua các kết quả nghiên cứu, luận án đã nêu các khuyến nghị đối với các cấp quản lý từ trung ương đến địa phương để việc quản lý, phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được ngày càng tốt hơn trong thời gian tới, đáp ứng yêu cầu của đổi mới giáo dục.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn:

Các kết quả nghiên cứu trong luận án có khả năng ứng dụng trong công tác quản lý để phát triển đội ngũ giáo viên trung học cơ sở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn ở các tỉnh vùng núi phía Bắn Việt Nam nói riêng, đội ngũ giáo viên trung học cơ sở vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn nói chung.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:

Việc cập nhật những yêu cầu của đổi mới giáo dục cũng với các kết quả nghiên cứu của luận án sẽ là những tiền đề để tác giả tiếp tục bổ sung mở rộng hướng nghiên cứu đối với đội ngũ giáo viên ở các cấp học trung học phổ thông đối với các vùng khó khăn, vùng núi, hải đảo của đất nước.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

+ Hoàng Đức Minh, Nguyễn Thị Thu Thủy (2012), “Công tác bồi dưỡng thường xuyên và việc nâng cao mức độ đáp ứng của giáo viên với Chuẩn nghề nghiệp”, Tạp chí Quản lý giáo dục, số 39 (tháng 8/2012).

+ Hoàng Đức Minh, Nguyễn Thúy Hồng (2015), “Thực trạng và giải pháp phát triển hệ thống các trường sư phạm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, đào tạo lại và bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục”, Kỷ yếu Hội thảo “Nâng cao năng lực đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý giáo dục của các trường sư phạm đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục” – Bộ GD&ĐT (tháng 2/2015).

+ Hoàng Đức Minh (2015), “Nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở vùng đặc biệt khó khăn thông qua sinh hoạt chuyên môn theo chuyên đề ở cụm trường”, Tạp chí Quản lý giáo dục, số 78 (tháng 11/2015).

+ Hoàng Đức Minh (2016), “Phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở thông qua việc quản lý theo tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp viên chức”, Tạp chí Quản lý giáo dục, số 81 (tháng 2/2016).

 + Hoàng Đức Minh (2016), “Công tác đánh giá giáo viên trong việc quản lý phát triển đội ngũ giáo viên Trung học cơ sở”, Tạp chí Quản lý giáo dục, số 83 (tháng 4/2016).

+ Hoàng Đức Minh, Nguyễn Ánh (2016), “Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác đào tạo, bồi dưỡng nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục phổ thông”, Kỷ yếu Hôi thảo “Trường sư phạm trong phát triển năng lực nghề nghiệp cho giáo viên phổ thông đáp ứng chương trình giáo dục mới “- Trường Đại học Sư phạm Hà Nội (tháng 5/2016).

12:12 07/12/2016

Sự kiện

Trường đại học giáo dục
Địa chỉ: Nhà G7, số 144 Xuân Thủy
Điện thoại: (024) 7301 7123
Email: education@vnu.edu.vn
 
© UED. All Rights Reserved.Quay trở lại website cũ