Thạc sĩ Tham vấn học đường

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

Chuyên ngành: Tham vấn học đường

 (Ban hành kèm theo Quyết định số   155   /QĐ-ĐHQGHN, ngày  11 tháng  01  năm 2018 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo

1.1. Tên chuyên ngành:

- Tên tiếng Việt: Tham vấn học đường

- Tên tiếng Anh: School Counseling

- Mã số chuyên ngành: Chương trình đào tạo thí điểm

(Chuyên ngành mang tính liên ngành)

1.2. Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

1.3. Tên văn bằng:

- Tên tiếng Việt: Thạc sĩ chuyên ngành Tham vấn học đường

- Tên tiếng Anh: The Degree of Master in School Counseling

1.4. Đơn vị đào tạo:  Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

2.1. Mục tiêu chung

Đào tạo chuyên gia Tham vấn học đường (School Counseling) trình độ thạc sĩ dựa trên chuẩn của CACREP ([1]) và được tích hợp thêm kiến thức, kĩ năng của Tâm lí học đường (School Psychology), giáo dục hướng nghiệp và Công tác xã hội học đường (School Sociak Work), có đủ năng lực chuyên môn và phẩm chất nghề nghiệp đáp ứng nhu cầu tham vấn, tư vấn người học về sức khỏe tâm lí và những vấn đề học tập, hướng nghiệp, góp phần hình thành, phát triển đội ngũ cán bộ tham vấn học đường chuyên trách ở Việt Nam phù hợp với thực tiễn giáo dục, kinh tế - xã hội của đất nước trong điều kiện hội nhập quốc tế.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Đào tạo đội ngũ cán bộ tham vấn học đường chuyên trách có trình độ thạc sĩ, có đủ phẩm chất, năng lực tham gia các hoạt động tham vấn tâm lí, tư vấn hướng nghiệp, công tác xã hội học đường, tư vấn giáo dục trong các cơ sở giáo dục - đào tạo các cấp, chủ yếu cung cấp cho các trường trung học phổ thông và trung học cơ sở;

Cán bộ tham vấn học đường chuyên trách ở cơ sở có nhiệm vụ chủ yếu là chẩn đoán, phát hiện, đánh giá và can thiệp ban đầu, đồng thời tư vấn chuyển lên "tuyến trên" đối với trường hợp có dấu hiệu bệnh học nghiêm trọng hoặc can thiệp ban đầu chưa hiệu quả.

Học viên tốt nghiệp có đủ khả năng và kĩ năng nghiên cứu khoa học, phát hiện, giải quyết các vấn đề tham vấn học đường; có thể làm chuyên gia giảng dạy, nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực tư vấn học đường, tham vấn tâm lí trường học, tư vấn hướng nghiệp, công tác xã hội học đường và tư vấn giáo dục trong các cơ sở giáo dục đại học, cao đẳng, cơ sở nghiên cứu khoa học; hoặc cán bộ tham mưu, phụ trách hoạt động tư vấn học đường trong cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục - đào tạo, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ...

3. Thông tin tuyển sinh

3.1. Hình thức tuyển sinh

Thi tuyển, với các môn sau đây:

  • Môn cơ bản: Đánh giá năng lực
  • Môn cơ sở: Tâm lí học phát triển
  • Môn ngoại ngữ: Chọn 1 trong 5 thứ tiếng: Tiếng Anh, hoặc tiếng Pháp, Nga, Đức, Trung Quốc.

3.2. Đối tượng tuyển sinh

3.2.1. Điều kiện về văn bằng: Thí sinh dự thi phải có bằng tốt nghiệp ngành nhóm ngành phù hợp và nhóm ngành gần với chuyên ngành Tham vấn học đường, gồm:

a) Nhóm ngành phù hợp:

Mã số

Tên gọi

7310401

Tâm lí học

7310403

Tâm lí học giáo dục

b) Nhóm ngành gần:

- Nhóm ngành Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, bao gồm:

Mã số

Tên gọi

7140101

Giáo dục học

7140114

Quản lí giáo dục

7140201

Giáo dục Mầm non

7140202

Giáo dục Tiểu học

7140203

Giáo dục Đặc biệt

7140204

Giáo dục Công dân

7140205

Giáo dục Chính trị

7140209

Sư phạm Toán học

7140210

Sư phạm Tin học

7140211

Sư phạm Vật lí

7140212

Sư phạm Hoá học

7140213

Sư phạm Sinh học

7140217

Sư phạm Ngữ văn

7140218

Sư phạm Lịch sử

7140219

Sư phạm Địa lí

7140231

Sư phạm Tiếng Anh

7140232

Sư phạm Tiếng Nga

7140233

Sư phạm Tiếng Pháp

7140234

Sư phạm Tiếng Trung Quốc

7140235

Sư phạm Tiếng Đức

7140236

Sư phạm Tiếng Nhật

- Nhóm ngành Công tác xã hội, bao gồm:

Mã số

Tên gọi

7760101

Công tác xã hội

7760102

Công tác thanh thiếu niên

7310301

Xã hội học

7310302

Nhân học

3.2.2. Điều kiện về kinh nghiệm công tác và bổ sung kiến thức

  • Người tốt nghiệp nhóm ngành phù hợp được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp (không yêu cầu kinh nghiệm công tác và không phải học bổ sung kiến thức).
  • Người tốt nghiệp nhóm ngành gần phải có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tham vấn học đường tối thiểu 12 tháng tính từ ngày cấp bằng đến ngày thi tuyển và phải hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức với các học phần cụ thể như sau:
  1. Với ngành Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên
  2. Với ngành Công tác xã hội

TT

Các học phần bổ túc kiến thức

Số TC

1

Tâm lí học phát triển

03

2

Xã hội học giáo dục

03

3

Đại cương về công tác xã hội

03

4

Tư vấn tâm lí học đường

03

5

Tư vấn hướng nghiệp

03

6

Tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường

03

 

Tổng số TC

18

TT

Các học phần bổ túc kiến thức

Số TC

1

Xã hội học giáo dục

03

2

Tâm lí học giáo dục

03

3

Tâm lí học phát triển

03

4

Đại cương về công tác xã hội

03

5

Giáo dục học

03

6

Tư vấn tâm lí học đường

03

TT

Các học phần bổ túc kiến thức

Số TC

7

Tư vấn hướng nghiệp

03

8

Tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường

03

 

Tổng số TC

24

PHẦN II. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

         Chuẩn đầu ra của CTĐT được xây dựng theo chuẩn CTĐT của CACREP (Ủy ban cấp chứng chỉ hành nghề các chương trình đào tạo tham vấn và các ngành liên quan), chuẩn năng lực nghề nghiệp của một chuyên gia Tham vấn có trình độ thạc sĩ của ASCA (Hiệp hội Tham vấn học đường Hoa Kì), và ISPA (Hiệp hội Tâm lí học học đường quốc tế)[2], và yêu cầu “chuẩn đầu ra CTĐT” thạc sĩ[3] của Đại học quốc gia Hà Nội, Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT, Thông tư 15/2014/TT-BGDĐT. Cụ thể như sau:

Học viên có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lí và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lí những vấn đề lớn (07/2015/TT-BGDĐT).

CTĐT được xây dựng trên 5 thành tố năng lực chủ yếu (của Hiệp hội Tham vấn học đường Hoa Kì (Americal School Couseling Association, ASCA):

  1. Tham vấn và phối hợp (Counseling and coordination)
  2. Lãnh đạo trong giáo dục (Educational leadership)
  3. Vận động thực hiện và phát triển chính sách (Advocacy)
  4. Xây dựng nhóm và hợp tác (Team building and collaboration)
  5. Sử dụng các dữ liệu đánh giá chân thực (Use of assessment data)

1. Về kiến thức:

          Làm chủ kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo; có kiến thức lí thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lí và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo (Thông tư 07/2015/TT-BGDĐT).

  •  

1.1. Kiến thức chung

  • Học viên có khả năng vận dụng các nguyên lí và các quan điểm duy vật biện chứng (quan điểm hệ thống, quan điểm lịch sử phát triển) và tư duy khoa học vào công tác giáo dục, các hoạt động tham vấn học đường và có cơ sở phương pháp luận cho việc phát hiện, giải quyết các vấn đề thực tiễn trong tham vấn học đường;
  • Học viên sử dụng được ít nhất một trong 5 ngoại ngữ quy định, đạt trình độ chuẩn B1 theo khung tham chiếu chuẩn Châu Âu.

1.2. Kiến thức Cơ sở và chuyên ngành

  • Học viên vận dụng thành thạo các kiến thức tích hợp vào trong nghề nghiệp tham vấn học đường được đào tạo, gồm: các lí thuyết phát triển người và sự đa dạng trong giáo dục; các vấn đề dạy và học, giáo dục nhân cách học sinh; các vấn đề đạo đức nghề nghiệp, kiến thức và kĩ năng tham vấn, tư vấn, hợp tác phát triển cộng đồng, kiến thức về hướng nghiệp và những vấn đề quản lí nhà trường và cộng đồng; các yếu tố văn hóa, chính trị, xã hội có ảnh hưởng đến thực tiễn giáo dục (theo ASCA);
  • Học viên vận dụng được các phương pháp nghiên cứu trong khoa học xã hội ở trình độ thạc sĩ trong tham vấn và tâm lí học trường học;
  • Học viên vận dụng được kiến thức ngoại ngữ chuyên ngành giúp nâng cao khả năng dịch hiểu và viết bằng ngoại ngữ;
  • Các kiến thức và kĩ thuật chẩn đoán, đánh giá sức khỏe tâm lí, các lí thuyết về kĩ thuật can thiệp các vấn đề học tập, về tư vấn hướng nghiệp và công tác xã hội trong trường học;
  • Có kiến thức về lí thuyết về sự phát triển, học tập, các vấn đề pháp lí, đa văn hóa, lí thuyết tham vấn và lí thuyết tư vấn hướng nghiệp (ASCA);
  • Có kiến thức và thông tin về các dịch vụ sức khỏe tâm thần, gồm có các chiến lược can thiệp và phòng ngừa để thúc đẩy sự thành công của mỗi học sinh (ASCA);
  • Học viên vận dụng thành thạo các kiến thức chuyên ngành, liên môn vào trong công việc đào tạo, thực hiện hiệu quả các lĩnh vực của công tác tham vấn học đường;
  • Có kiến thức và thông tin về các vấn đề sức khỏe tâm thần trong trường học, các kĩ thuật tham vấn tâm lí cá nhân và nhóm trong trường học với sự đa dạng và khác biệt cá nhân trong giáo dục. Các vấn đề khủng hoảng và các kĩ thuật tham vấn, can thiệp khủng hoảng…;
  • Học viên có đủ kiến thức lí luận để có thể thực hiện các hoạt động tư vấn giáo dục và truyền thông đối với gia đình học sinh, với giáo viên bộ môn, giáo viên chủ nhiệm lớp, với cán bộ quản lí nhà trường, tham mưu với cơ quan quản lí nhà nước của ngành, của địa phương… trong những vấn đề lí thuyết và kĩ thuật thuộc các lĩnh vực chuyên sâu của tham vấn học đường, kiến thức về sự phối hợp với các bên liên quan như cha mẹ và người giám hộ, giáo viên, nhà quản lí và lãnh đạo cộng đồng để tạo ra các môi trường học tập nhằm nâng cao sự công bằng và thành công của giáo dục cho mỗi học sinh (ASCA);
  • Hiểu được cách đánh giá các nghiên cứu liên quan đến việc thực hành tham vấn sức khoẻ tâm thần và lâm sàng (CACREP 2009). Biết các mô hình đánh giá chương trình cho các chương trình chăm sóc sức khoẻ tâm thần lâm sàng (CACREP 2009);
  • Hiểu các phương pháp điều trị dựa trên bằng chứng khoa học và các chiến lược cơ bản để đánh giá kết quả trong trong việc tư vấn sức khoẻ tâm thần lâm sàng (CACREP 2009);
  • Học viên có được các kiến thức, kĩ năng và kinh nghiệm thực tế thông qua các hoạt động thực tế, thực hành vận dụng và thực tập nghề nghiệp (theo chuẩn của ASPA) tại phòng thực hành, phòng khám công cộng, bệnh viện, các cơ sở dịch vụ giáo dục;
  • Hiểu biết về các vấn đề pháp lí, đạo đức đối với trẻ em và thanh thiếu niên (ASCA).

1.3. Yêu cầu đối với luận văn thạc sĩ

  • Luận văn thạc sĩ tham vấn học đường là công trình nghiên cứu khoa học độc lập của riêng học viên, thực hiện một đề tài nghiên cứu khoa học chuyên sâu ở mức độ chuẩn bị năng lực nghiên cứu độc lập, với yêu cầu vừa thể hiện được sự vận dụng tổng hợp tri thức liên ngành, vừa thể hiện mức độ chuyên sâu trong lĩnh vực tham vấn học đường (10 tín chỉ, với khoảng 24000 chữ, tương đương 70 đến 90 trang A4);
  • Luận văn của chương trình theo định hướng nghiên cứu là một báo cáo khoa học, có đóng góp mới về mặt lí luận, học thuật hoặc có kết quả mới trong nghiên cứu một vấn đề khoa học mang tính thời sự thuộc chuyên ngành đào tạo;
  • Luận văn phải có giá trị khoa học, giá trị thực tiễn, giá trị văn hoá, đạo đức và phù hợp với thuần phong mỹ tục của người Việt Nam;
  • Luận văn phải tuân thủ các quy định hiện hành của pháp luật sở hữu trí tuệ. Việc sử dụng hoặc trích dẫn kết quả nghiên cứu của người khác hoặc của đồng tác giả phải được dẫn nguồn đầy đủ, rõ ràng tại vị trí trích dẫn và tại danh mục tài liệu tham khảo. Kết quả nghiên cứu trong luận văn phải là kết quả lao động của chính tác giả, chưa được người khác công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào;
  • Luận văn được trình bày khoa học, rõ ràng, mạch lạc, khúc chiết, không tẩy xóa.

2. Về kĩ năng

Có kĩ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kĩ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực được đào tạo (07/2015/TT-BGDĐT).

2.1.  Kĩ năng nghề nghiệp

  • Học viên áp dụng thành thạo các kĩ năng nghề nghiệp mang tính nền tảng trong quá trình thực hành tham vấn học đường, gồm: kĩ năng đánh giá và tự đánh giá; kĩ năng hiểu kiến thức và phương pháp nghiên cứu, tư duy khoa học; kĩ năng xây dựng các mối quan hệ và tương tác có ý nghĩa; kĩ năng vận dụng chính sách nghề nghiệp, đạo đức nghề nghiệp; kĩ năng tư duy phản biện và phản ứng nhạy bén với sự đa dạng văn hóa của cá nhân; kĩ năng huy động tri thức học thuật có tính liên ngành, vận dụng liên môn và tích hợp ….
  • Học viên áp dụng thành thạo các kĩ năng nghề nghiệp mang tính chức năng chuyên ngành, gồm: kĩ năng đánh giá /chẩn đoán /định hình trường hợp; kĩ năng can thiệp, trị liệu; kĩ năng tham vấn, tư vấn; kĩ năng thuyết phục... thuộc các lĩnh vực của tham vấn học đường;
  • Học viên áp dụng có hiệu quả các kĩ năng thiết kế, tổ chức, đánh giá trong công việc gồm: kĩ năng thiết kế các kế hoạch công tác, kĩ năng phỏng vấn và đánh giá các yếu tố sinh học, xã hội - tâm lí liên quan đến sức khỏe, chức năng, năng lực thân chủ; đánh giá các yếu tố môi trường ảnh hưởng đến tình trạng của thân chủ; đánh giá nguy cơ; kĩ năng sử dụng các công cụ, phương tiện hoạt động nghề nghiệp phù hợp đối tượng và điều kiện thực tế;
  • Học viên có thể phân tích, đánh giá và vận dụng các phương pháp, kĩ thuật nghiên cứu trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, gồm: kĩ năng sử dụng các phương pháp nghiên cứu; kĩ năng lựa chọn, áp dụng và giải thích các chiến lược phù hợp với phân tích dữ liệu; kĩ năng báo cáo kết quả nghiên cứu chính xác và hiệu quả phù hợp với tiêu chuẩn nghề nghiệp; kĩ năng áp dụng công nghệ thông tin vào công việc;
  • Học viên luôn vận dụng các năng lực sáng tạo, phát triển và quản lí được sự thay đổi trong nghề nghiệp, gồm: kĩ năng cập nhật kiến thức mới về các lĩnh vực  tham vấn học đường (tâm lí học đường, TVHN và công tác xã hội học đường; kĩ năng tự học, tự nghiên cứu phát triển nghề nghiệp bản thân; kĩ năng phát hiện và giải quyết vấn đề trong công việc; kĩ năng đánh giá cải tiến và phát triển nghề nghiệp liên ngành, hoặc chuyên sâu từng lĩnh vực chuyên môn;
  • Học viên có năng lực để tham gia bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ các lĩnh vực tham vấn học đường cho đồng nghiệp là các giáo viên kiêm nhiệm; GVCN, có thể lãnh đạo nhóm / tổ tham vấn học đường trong cơ sở giáo dục; hoặc làm công tác tham mưu về công tác tham vấn học đường cho các cấp lãnh đạo trong các cơ quan quản lí nhà nước về giáo dục - đào tạo địa phương, trong các tổ chức xã hội và tham gia phát triển cộng đồng;
  • Áp dụng các kết quả nghiên cứu thích hợp để cung cấp thông tin, tài liệu cho việc thực hành tư vấn sức khoẻ tâm thần và lâm sàng (CACREP, 2009);
  • Phát triển các kết quả có thể đo lường được cho các chương trình tư vấn sức khoẻ tâm thần, can thiệp và điều trị (CACREP, 2009);
  • Phân tích và sử dụng dữ liệu để tăng hiệu quả của can thiệp vấn đề sức khỏe tâm thần bằng tham vấn (CACREP, 2009).

2.2.  Kĩ năng bổ trợ

  • Học viên vận dụng thành thạo các kĩ năng cá nhân trong quá trình hoạt động nghề nghiệp, gồm: kĩ năng lập kế hoạch phát triển bản thân; kĩ năng quản lí bản thân; kĩ năng thích ứng với môi trường làm việc; kĩ năng tư duy hệ thống và tư duy logic;
  • Học viên vận dụng tốt các kĩ năng làm việc nhóm trong quá trình hoạt động nghề nghiệp gồm: kĩ năng tham vấn nhóm; kĩ năng thuyết phục thành viên trong nhóm; kĩ năng chia sẻ, hợp tác, phối hợp nhóm để hoàn thành nhiệm vụ;
  • Học viên vận dụng tốt các kĩ năng quản lí và lãnh đạo công việc, gồm: kĩ năng quản lí nhóm, lớp, tổ chức; kĩ năng lãnh đạo nhóm làm việc; kĩ năng lắng nghe, chia sẻ và liên kết thành viên của nhóm làm việc;
  • Học viên vận dụng thành thạo các kĩ năng giao tiếp của cá nhân trong công việc, gồm: kĩ năng thuyết phục trong giao tiếp; kĩ năng ứng xử với đồng nghiệp; kĩ năng ứng xử với khách hàng/thân chủ;
  • Học viên có kĩ năng ngoại ngữ ở mức có thể hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu về hầu hết các chủ đề trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn; có thể trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện một vấn đề kĩ thuật bằng ngoại ngữ (07/2015/TT-BGDĐT);
  • Học viên vận dụng thành thạo các kĩ năng lâm sàng để giải quyết vấn đề đa dạng của học sinh (tham khảo CĐR của University of Maryland at College Park);
  • Hợp tác, thảo luận với các nhà chuyên môn, nhà quản lí khác để tìm ra cách thức tốt nhất cho nhu cầu đa dạng của học sinh (tham khảo CĐR của University of Maryland at College Park).
  1. Về phẩm chất đạo đức

3.1. Trách nhiệm công dân

  • Sống và làm việc theo pháp luật;
  • Chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước;
  • Có ý thức chính trị và ý thức xã hội;
  • Ứng xử và giao tiếp theo những tiêu chuẩn đạo đức xã hội.

3.2. Đạo đức, ý thức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ

  • Có thái độ và hành vi ứng xử đúng mực của nhà tham vấn học đường chuyên nghiệp, giúp thân chủ và cộng đồng tin tưởng vai trò của phương pháp khoa học trước các vấn đề thuộc lĩnh vực tham vấn học đường;
  • Tham gia các hoạt động xã hội ở cơ sở giáo dục và ở cộng đồng nơi mình công tác và sinh sống;
  • Có tinh thần hợp tác, chia sẻ trong các hoạt động tập thể và cộng đồng;
  • Có thái độ chủ động, tích cực trong quá trình học tập và thực hành nghề nghiệp, hoạt động nghiên cứu khoa học suốt chương trình khóa học và quá trình hành nghề sau này;
  • Có tình cảm yêu nghề, trân trọng giữ gìn và phát huy các giá trị nghề nghiệp, có ý thức không ngừng học hỏi, rèn luyện để phát triển bản thân, nghề nghiệp, phát triển cộng đồng nghề nghiệp.

3.3. Thái độ tích cực, yêu nghề

Là cán bộ tham vấn chuyên nghiệp, phải biết tôn trọng và tuân thủ những nguyên tắc, quy tắc đạo đức hành nghề được quy định bởi các Hiệp hội nhà nghề tham vấn học đường, Hiệp hội các nhà tâm lí học học đường, Hiệp hội người làm công tác xã hội trên thế giới, gồm:

  • Thiện tâm và trách nhiệm: Người làm tham vấn học đường luôn ý thức được và biết cẩn trọng để không làm tổn hại cho thân chủ (người học). Có ý thức thiết lập các quan hệ tin cậy với các đối tác. Biết rõ về trách nhiệm đối với người học, gia đình họ, với cộng đồng những người cùng làm việc;
  • Công bằng, tôn trọng con người và phẩm giá của họ: Người làm tham vấn học đường luôn có ý thức và đảm bảo sự công tâm, công bằng trong tiếp cận với các lợi ích của công việc tham vấn và đảm bảo chất lượng phục vụ, quy trình, thủ tục; Biết trân trọng các giá trị nhân cách, quyền riêng tư, tính bí mật và quyền tự quyết của thân chủ.  Người làm tham vấn học đường tin tưởng rằng tất cả học sinh đều có thể học tập và thành công, mọi học sinh đều phải được tiếp cận và có cơ hội tiếp cận với nền giáo dục có chất lượng cao, mọi học sinh đều được tiếp cận với chương trình tham vấn học đường. Người làm tham vấn học đường tin rằng chương trình tham vấn học đường có hiệu quả là một quá trình hợp tác giữa nhà tham vấn, học sinh, phụ huynh, giáo viên, nhà quản lí, người lãnh đạo của cộng đồng và các nguồn lực khác có liên quan (ASCA);
  • Trung thực, tác phong khoa học và tính chuyên nghiệp trong nghiên cứu khoa học và trong việc giải quyết các vấn đề thuộc phạm vi công tác tham vấn học đường;
  • Thích ứng với những yêu cầu của đổi mới giáo dục, của sự phát triển nghề nghiệp và sự thay đổi kinh tế - xã hội.
  1. Vị trí việc làm học viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

Là chuyên gia các lĩnh vực tham vấn học đường, có thể đảm nhiệm các vị trí công tác:

  • A. Cán bộ tham vấn học đường chuyên trách, người tổ chức và trực tiếp thực hiện các hoạt động tham vấn học đường tại các trường THCS, THPT, và các cơ sở giáo dục khác. Có thể tham gia bồi dưỡng kiến thức chuyên môn và nghiệp vụ tham vấn học đường cho đồng nghiệp là các giáo viên kiêm nhiệm; lãnh đạo nhóm / tổ tham vấn học đường trong cơ sở giáo dục;
  • B. Cán bộ giảng dạy và nghiên cứu khoa học về các lĩnh vực chuyên sâu tham vấn học đường như Tâm lí học học đường, Tham vấn hướng nghiệp, Tư vấn giáo dục và Công tác xã hội trường học ở các trường đại học và cao đẳng, các học viện, viện NCKH và trung tâm nghiên cứu về giáo dục,… trong phát triển đội ngũ và nghề nghiệp tham vấn học đường;
  • C. Chuyên viên phụ trách công tác tham vấn học đường trong các cơ quan quản lí nhà nước về GD&ĐT, tham mưu cho cán bộ lãnh đạo Sở, Phòng GD&ĐT, tham gia tổ chức, chỉ đạo các hoạt động giáo dục có liên quan đến các lĩnh vực chuyên sâu về Tư vấn hướng nghiệp, Tâm lí học học đường và Công tác xã hội học đường ở các cấp học và các hoạt động phát triển công tác tham vấn học đường nói chung. Hoặc cán bộ quản lí, chỉ đạo các hoạt động liên quan đến tham vấn học đường trong các đoàn thể, tổ chức xã hội- nghề nghiệp, tổ chức phi chính phủ, các cơ sở dịch vụ giáo dục,...

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

  • Học viên có thể tiếp tục học ở trình độ cao hơn như tiến sĩ Tham vấn học đường, và các lĩnh vực liên quan khác;
  • Nâng cao trình độ thông qua việc tiến hành và tham gia các nhóm nghiên cứu khoa học về các vấn đề lí luận và thực tiễn về lĩnh vực được đào tạo;
  • Nâng cao trình độ thông qua việc giảng dạy cho các trường học, cơ sở giáo dục có lĩnh vực hoạt động liên quan đến chuyên môn được đào tạo;
  • Nâng cao trình độ qua việc phát triển các khóa học về chuyên môn đào tạo đáp ứng yêu cầu của thực tiễn;
  • Nâng cao trình độ qua việc phát triển các chương trình tư vấn tâm lí cho cá nhân và tổ chức.

PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo:                        66 tín chỉ, trong đó:

- Khối kiến thức chung:                                               08 tín chỉ

- Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành:           48 tín chỉ, gồm:

           + Bắt buộc:                                             24 tín chỉ;

           + Tự chọn:                                             24/ 51 tín chỉ, gồm:

- Luận văn thạc sĩ:                                             10 tín chỉ

  1. Khung chương trình đào tạo
 

STT

số                           học phần

Tên học phần

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ

Mã số

học phần tiên quyết

Lí thuyết

Thực hành

Tự học

I

Khối kiến thức chung

8

 

 

 

 

1

PHI5001

Triết học

Philosophy

4

 

 

 

 

2

ENG5001

Tiếng Anh cơ bản*

General English

4

 

 

 

 

II

Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành

48

 

 

 

 

II.1

Học phần bắt buộc

24

 

 

 

 

3

MSC6001

Các lí thuyết hiện đại trong tham vấn học đường

Modern theories in school counseling

3

30

10

5

 

4

MSC6002

Sự phát triển & tính đa dạng của con người

Human development & diversity

3

30

10

5

MSC6001

5

MSC6003

Nhận diện và đánh giá những khó khăn của học sinh

Identification & assessment of students’ difficulties

3

30

10

5

MSC6001

6

MSC6004

Đạo đức nghề nghiệp trong tham vấn học đường

Professional ethics in school counseling

3

30

10

5

MSC6001

7

MSC6005

Kĩ năng tham vấn cá nhân & xây dựng trường hợp

Micro-counseling techniques & case development

3

30

10

5

 

8

MSC6006

Lí thuyết và thực hành tham vấn nhóm

Theory and Practice in Group Counseling

3

30

10

5

MSC6005

9

MSC6007

Phương pháp nghiên cứu trong tham vấn học đường

Research methods in school counseling

3

30

10

5

 

II.2

Học phần tự chọn

24/51

 

 

 

 

10

MSC6008

Tham vấn học đường dựa trên nền tảng công nghệ và truyền thông

Technology and communication-based school counseling

3

30

10

5

 

11

MSC6009

Các lí thuyết về nhận thức, học tập và động lực thúc đẩy

Theories of cognition, learning & motivation

3

30

10

5

 

12

MSC6010

Tham vấn hướng nghiệp và phát triển nghề nghiệp

Career counseling and career development

3

30

10

5

 

13

MSC6011

Công tác xã hội học đường: Phối hợp gia đình - nhà trường - cộng đồng

Social work in schools: Home-school-community collaboration

3

30

10

5

 

14

MSC6012

Can thiệp các vấn đề hướng ngoại và hướng nội

Intervention of externalizing, internalizing problems

3

30

10

5

 

15

MSC6013

Tư vấn trong trường học

School consultation

3

30

10

5

 

16

MSC6014

Tham vấn trẻ em và vị thành niên trong trường học

Child and adolescent school counseling

3

30

10

5

 

17

MSC6015

Giám sát trong tham vấn học đường

Supervision in school counseling

3

30

10

5

 

18

MSC6016

Phòng ngừa & can thiệp khủng hoảng 

Crisis prevention & intervention

3

30

10

5

 

19

MSC6017

Giáo dục hòa nhập và giáo dục đặc biệt trong trường học

Inclusive and special education in schools

3

30

10

5

 

20

MSC6018

Cố vấn học tập ở trường đại học, cao đẳng

Academic advisement in universities and colleges

 

3

30

10

5

 

21

MSC6019

Tâm trắc học trong tham vấn học đường

Psychometric in school counseling

3

30

10

5

 

22

MSC6020

Phát triển và đánh giá chương trình tham vấn học đường

Development and evaluation of school counseling programs

3

25

15

5

 

23

ENG6001

Tiếng Anh học thuật

Academic English for counseling

3

25

15

5

 

24

MSC6021

Thực tập 1

Practicum 1

3

5

35

5

 

25

MSC6022

Thực tập 2A tại cơ sở giáo dục phổ thông

Practicum 2A in general education schools

3

5

35

5

MSC6021

26

MSC6023

Thực tập 2B ngoài cơ sở giáo dục phổ thông

Practicum 2B in non - general education organizations

3

5

35

5

MSC6021

IV

MSC 7024

Luận văn thạc sĩ

Master Thesis

10

 

MSC6022

Hoặc

MSC6023

                 

 

Ghi chú: * Học phần Tiếng Anh cơ bản thuộc Khối kiến thức chung được tính vào tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo, nhưng kết quả đánh giá học phần này không tính vào điểm trung bình chung học kỳ, điểm trung bình chung các học phần và điểm trung bình chung tích lũy.

 

[1] CACREP: Council on the Accreditation of Counseling and Related Educational Programs

[2] CACREP (Council on the Accreditation of  Counseling and Related Educational Programs);

  ASCA: Americal School couseling Association; ISPA: International School Psychologist Association

[3] Quyết định 1366/ QĐ-ĐHQGHN và Quyết định  4688/QĐ- ĐHQGHN

 

Video Giới thiệu Chương trình đào tạo Thạc sĩ Tham vấn học đường

 

Sự kiện

Trường đại học giáo dục
Địa chỉ: Nhà G7, số 144 Xuân Thủy
Điện thoại: (024) 7301 7123
Email: education@vnu.edu.vn
 
© UED. All Rights Reserved.Quay trở lại website cũ