Thạc sĩ Quản trị Công nghệ Giáo dục

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

ĐỊNH HƯỚNG NGHIÊN CỨU

NGÀNH: QUẢN TRỊ CÔNG NGHỆ GIÁO DỤC

(Ban hành kèm theo Quyết định số 3311/QĐ-ĐHQGHN ngày 16 tháng năm 2024 của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội )  

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo

1.1. Tên ngành: 

Tên tiếng Việt: Quản trị Công nghệ giáo dục

Tên tiếng Anh: Educational Technology Management

Mã số: Ngành đào tạo thí điểm

1.2. Bậc đào tạo: Thạc sĩ

1.3. Tên văn bằng

Tên tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Quản trị Công nghệ giáo dục

Tên tiếng Anh: The Degree of Master in Educational Technology Management

1.4. Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội.

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

2.1. Mục tiêu chung

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao có năng lực ứng dụng và triển khai nghiên cứu khoa học về công nghệ giáo dục, các công nghệ mới nổi và hội tụ trong giáo dục hiện đại, giáo dục số, các hình thái giáo dục phi truyền thống trong thế kỉ 21 và các xu hướng phát triển chuyên ngành Quản trị công nghệ giáo dục, công nghệ giáo dục và nghiên cứu khoa học giáo dục nói chung.

Học viên tốt nghiệp chương trình đào tạo có có kiến thức thực tế, kiến thức lí thuyết sâu, rộng ở mức độ làm chủ kiến thức trong lĩnh vực ngành Quản trị công nghệ giáo dục; có kĩ năng phản biện, phân tích, tổng hợp và đánh giá dữ liệu, thông tin một cách khoa học và tiên tiến; có khả năng nghiên cứu phát triển, đổi mới và sử dụng các công nghệ hội tụ và mới nổi trong giáo dục; kĩ năng truyền bá, phổ biến tri thức trong lĩnh vực quản trị nhà trường, quản trị công nghệ giáo dục; có khả năng tự định hướng, thích nghi với môi trường nghề nghiệp thay đổi; có khả năng hướng dẫn người khác thực hiện nhiệm vụ và khả năng quản lí, quản trị hệ thống công nghệ và các nền tảng, giải pháp công nghệ giáo dục, giải pháp phần mềm, tích hợp công nghệ trong hệ thống giáo dục ở các bậc học, đánh giá, cải tiến để nâng cao hiệu quả hoạt động nghề nghiệp trong môi trường, bối cảnh luôn thay đổi của giáo dục hiện đại.

2.2. Mục tiêu cụ thể

2.2.1. Về kiến thức

- Vận dụng được kiến thức thực tế và lí thuyết sâu, rộng, tiên tiến, các nguyên lí và học thuyết cơ bản trong lĩnh vực nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao công nghệ giáo dục và các hệ thống, giải pháp, nền tảng công nghệ mới nổi trong lĩnh vực giáo dục;

- Vận dụng được các kiến thức liên quan đến công nghệ, quản trị hệ thống thông tin, máy tính, mạng máy tính và truyền thông; quản trị hệ thống thiết bị thông minh, hạ tầng công nghệ thông tin trong nhà trường, phần mềm trong giáo dục; Kiến thức liên ngành có liên quan.

- Phân tích được các yếu tố của quản trị học, các quá trình giáo dục, quản trị nhà trường; mối quan hệ giữa quá trình giáo dục và các vấn đề liên quan đặc thù trong hoạt động giáo dục trên nền tảng công nghệ dạy học và quản lí hệ thống thiết bị, hệ thống thông tin trong nhà trường và các yếu tố khác trong lĩnh vực giáo dục. 

2.2.2. Về kĩ năng

- Phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin trong hoạt động quản lí giáo dục, dạy học, quản trị nhà trường, đề xuất các giải pháp xử lí, xây dựng hạ tầng, thiết kế nền tảng và hệ thống quản trị công nghệ giáo dục phù hợp trong lĩnh vực giáo dục, nhà trường một cách khoa học;

- Tổng hợp, đánh giá và chọn lọc được các vấn đề nghiên cứu, truyền đạt tri thức dựa trên nghiên cứu, các vấn đề chuyên sâu về quản trị hệ thống và công nghệ giáo dục, phát triển các giải pháp, nền tảng ứng dụng trong giáo dục;

- Có khả năng phát hiện giải quyết vấn đề liên quan đến quản trị và quản trị nhà trường, hệ thống, giải pháp và nền tảng công nghệ trong lĩnh vực giáo dục;  - Có khả năng năng nghiên cứu phát triển, áp dụng và chuyển giao các công nghệ hội tụ, mới nổi một cách sáng tạo trong lĩnh vực quản trị nhà trường, quản lí giáo dục và quản trị công nghệ giáo dục.

2.2.3. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Phối hợp trong nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các giải pháp, công cụ nền tảng trong quản lí giáo dục, quản lí thiết bị thông minh trong dạy học, quản trị nhà trường và quản trị công nghệ giáo dục;

- Độc lập nghiên cứu, thích ứng, tự định hướng, sẵn sàng trao đổi, chia sẻ, tư vấn và hướng dẫn người khác trong nghiên cứu, ứng dụng và chuyển giao các giải pháp, công cụ nền tảng công nghệ giáo dục;

- Có khả năng đưa ra những kết luận mang tính chuyên gia trong lĩnh vực quản trị hệ thống thông tin, quản trị nhà trường và quản trị công nghệ giáo dục trong hoạt động chuyên môn, phát triển nghề nghiệp;

- Có khả năng quản lí, đánh giá và cải tiến các hoạt động gắn với phát triển chuyên môn, thiết kế và phát triển các giải pháp công nghệ trong quản trị hệ thống thông tin, quản trị nhà trường, quản lí hệ thống thiết bị thông minh và quản trị công nghệ giáo dục.

3. Thông tin tuyển sinh

3.1. Hình thức tuyển sinh

Trường Đại học Giáo dục (ĐHGD) tổ chức tuyển sinh đào tạo thạc sĩ theo Hướng dẫn tuyển sinh sau đại học của Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN).

3.1.1. Xét tuyển thẳng theo qui định của ĐHQGHN

Sinh viên tốt nghiệp đại học ngành Quản trị Công nghệ giáo dục của Trường ĐHGD đạt loại Giỏi trở lên trong vòng 12 tháng kể từ khi tốt nghiệp đại học đến khi đăng kí dự tuyển được xét tuyển thẳng đào tạo Thạc sĩ ngành Quản trị Công nghệ giáo dục.

3.1.2. Thi tuyển

3.1.2.1. Môn thi tuyển sinh

Môn cơ bản: Nhập môn Khoa học giáo dục

Môn cơ sở: Nhập môn Quản trị Công nghệ giáo dục 

3.1.2.2. Đối tượng thi tuyển 

Thí sinh dự thi Chương trình đào tạo Thạc sĩ ngành Quản trị công nghệ giáo dục phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau:

- Có lí lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

- Đã tốt nghiệp hoặc đã đủ điều kiện công nhận tốt nghiệp đại học (hoặc trình độ tương đương trở lên) ngành phù hợp với ngành Quản trị công nghệ giáo dục; hạng tốt nghiệp từ Khá trở lên hoặc có công bố khoa học (sách, bài báo đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc các báo cáo đăng trên kỉ yếu hội nghị, hội thảo khoa học chuyên ngành) liên quan đến lĩnh vực quản trị công nghệ giáo dục, công nghệ giáo dục;

- Ứng viên đáp ứng yêu cầu về năng lực ngoại ngữ (một trong các thứ tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc) của chương trình dự tuyển được minh chứng bằng một trong các văn bằng, chứng chỉ sau:

+ Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ngành ngôn ngữ nước ngoài, ngành sư phạm ngôn ngữ nước ngoài hoặc bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên mà các học phần thuộc khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành được thực hiện bằng ngôn ngữ nước ngoài; 

+ Bằng tốt nghiệp trình độ đại học trở lên do các đơn vị đào tạo trong ĐHQGHN cấp trong thời gian không quá 2 năm có chuẩn đầu ra về ngoại ngữ đáp ứng yêu cầu về năng lực ngoại ngữ để dự tuyển CTĐT thạc sĩ và thí sinh đã có chứng chỉ ngoại ngữ đáp ứng chuẩn đầu ra trước khi tốt nghiệp CTĐT trình độ đại học;

+ Một trong các chứng chỉ ngoại ngữ (tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ả Rập) đạt trình độ tương đương Bậc 3 trở lên theo Khung năng lực Ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam, còn trong thời hạn 2 năm tính từ ngày thi lấy chứng chỉ đến ngày đăng ký dự tuyển đào tạo thạc sĩ. - Có đủ sức khỏe để học tập và nghiên cứu; - Kinh nghiệm công tác:

+ Cử nhân đại học ngành Quản trị công nghệ giáo dục được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp. 

+ Cử nhân đại học ngành phù hợp: Công nghệ giáo dục; Sư phạm Tin học cần phải học bổ sung kiến thức trước khi dự thi.

+ Cử nhân đại học ngành phù hợp khác: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên; Quản trị - quản lí; Máy tính và công nghệ thông tin; Quản trị trường học; Quản trị chất lượng giáo dục; Công nghệ thông tin và truyền thông; Khoa học máy tính; Toán-Tin; Mạng và truyền thông phải có tối thiểu 1 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giáo dục và phải học bổ sung kiến thức mới được dự thi.

3.1.3. Danh mục các ngành phù hợp

Ngành phù hợp được dự thi ngay sau tốt nghiệp

Mã số

Tên gọi

Thí điểm

Quản trị Công nghệ giáo dục

7140103

Công nghệ giáo dục

   

Nhóm ngành phù hợp phải học bổ sung kiến thức trước khi đăng ký dự thi

Mã số

Tên gọi

71401

Khoa học giáo dục

71402

Đào tạo giáo viên

73404

Quản trị - Quản lí

74801

Máy tính

74802

Công nghệ thông tin

3.1.4. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức

TT

Các học phần bổ túc kiến thức

Số TC

1

Nhập môn Khoa học giáo dục

3

2

Nhập môn khoa học quản lý trong giáo dục

3

3

Nhập môn đo lường và đánh giá trong giáo dục

3

4

Nhập môn Quản trị công nghệ giáo dục

3

5

Lí luận dạy học

3

 

Tổng số TC

15

PHẦN II. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO  

Sau khi tốt nghiệp Chương trình Thạc sĩ Quản trị công nghệ giáo dục, người học phải đáp ứng được các chuẩn đầu ra như  sau:

2.1. Về kiến thức

PLO 01. Có khả năng lĩnh hội những tri thức chung và phát triển các chuyên ngành trong lĩnh vực công nghệ giáo dục cũng như phát triển tài năng và năng lực của cá nhân.

PLO 02. Có khả năng nhận định, đánh giá về các lí thuyết, nguyên lí và học thuyết cơ bản về công nghệ giáo dục trong triển khai quá trình giáo dục với các nền tảng, giải pháp công nghệ giáo dục.

PLO 03. Có khả năng phân tích, tổng hợp một cách khoa học những hiểu biết từ các nguồn tri thức và các xu thế nghiên cứu, phát triển của công nghệ giáo dục và các ứng dụng, giải pháp cụ thể theo hướng tích hợp liên ngành của tâm lí học, giáo dục học, khoa học quản lí, khoa học thông tin, khoa học máy tính.

PLO 04. Có khả năng lập kế hoạch và thực hiện đề tài nghiên cứu, viết luận văn một cách khoa học và sáng tạo.

PLO 05. Có khả năng giao tiếp, truyền đạt, phổ biến lại những kết quả nghiên cứu, thành tựu khoa học cho cộng đồng khoa học và xã hội.

PLO 06.  Năng lực ngoại ngữ (tiếng Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Thái Lan, Ả Rập, và các ngoại ngữ khác được ĐHQGHN chấp nhận) đạt trình độ tương đương bậc 4 (theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam). Ngoại ngữ sử dụng để xác minh chuẩn đầu ra phải trùng với ngoại ngữ được xác định chuẩn đầu vào; sử dụng được ngoại ngữ trong hoạt động chuyên môn.

2.2. Về kĩ năng

PLO 07. Đề xuất và thiết kế được các giải pháp, phát triển công cụ, giải pháp công nghệ trong các quá trình giáo dục hiện đại ở các bậc học và trong công tác quản lí, điều hành, tư vấn và chuyển giao công nghệ giáo dục.

PLO08. Đề xuất và thiết kế các chương trình nghiên cứu phát triển và đổi mới trong công nghệ giáo dục.

PLO 09. Thiết kế và triển khai các ứng dụng, giải pháp công nghệ trong quá trình dạy học, đào tạo, quản trị và quản lí các thiết bị giáo dục hiện đại ở các cơ sở giáo dục đại học, giáo dục phổ thông và các cơ sở giáo dục, đào tạo khác.

PLO10. Nghiên cứu phát triển ứng dụng các giải pháp công nghệ giáo dục và quản trị nhà trường thông minh, thực hiện đổi mới sáng tạo trong lĩnh vực học thuật và nghề nghiệp.

PLO 11. Lập kế hoạch, tổ chức, phối hợp và huy động được các nguồn lực cùng tham gia giải quyết nhiệm vụ, ra quyết định quản trị trong lĩnh vực công nghệ giáo dục.

2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm

PLO 12. Tuân thủ nghiêm túc Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước. Có phẩm chất đạo đức, ý thức chính trị, ý thức xã hội, ý thức và kỉluật lao động và lối sống chuẩn mực của một công dân hiện đại.

PLO 13. Ứng xử, giao tiếp đúng qui định về phẩm chất, đạo đức và nhân cách của nhà giáo dục; tuân thủ các qui định của pháp luật hiện hành về truyền thông, công nghệ, an toàn và bảo mật công nghệ.

PLO 14. Có tác phong làm việc khoa học, chuyên nghiệp, nhạy bén, sáng tạo trong giải quyết các vấn đề về liên quan đến quá trình giáo dục, dạy học và nghiên cứu công nghệ giáo dục.

 PLO 15. Có ý thức, trách nhiệm với bản thân, nghề nghiệp, sáng tạo trong dạy học, nghiên cứu công nghệ giáo dục, sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng.

2.4. Yêu cầu đối với luận văn tốt nghiệp 

Xác định vấn đề nghiên cứu rõ ràng, khoa học, có phát hiện mới, giải quyết được những vấn đề liên quan đến lí luận, thực tiễn trong lĩnh vực quản trị công nghệ giáo dục, các công nghệ giáo dục thông minh trên nền tảng số; đề xuất được các giải pháp khả thi, hiệu quả trong nghiên cứu, chuyển giao, áp dụng công nghệ giáo dục vào thực tiễn giáo dục, dạy học, quản lí hiện nay.

2.5. Ma trận chuẩn đầu ra của Chương trình đào tạo

Mức độ đóng góp được mã hóa như sau: 3 = Đóng góp mức thấp; 4= Đóng góp mức trung bình; 5= Đóng góp mức cao; Để trống = Không đóng góp

Học phần

Kiến thức

 

 

 

 

Kĩ năng

 

Năng lực tự chủ và trách nhiệm

PLO

1

PLO

2

PLO

3

PLO

4

PLO

5

PLO

6

PLO

7

PLO

8

PLO

9

PLO

10

PLO

11

PLO

12

PLO

13

PLO

14

PLO

15

Khối kiến thức chung

 

 

 

 

 

 

 

Triết học

5

 

3

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tiếng Anh B2 

3

3

3

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành

 

 

 

 

 

 

 

Tiếng Anh học thuật 

3

3

3

 

 

5

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Lí luận dạy học hiện đại 

 

4

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Công nghệ giáo dục hiện đại  

 

5

4

 

4

4

4

4

4

4

3

 

 

 

 

Các phương pháp hiện đại trong

4

 

 

5

4

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

NCKH giáo dục và tâm lí 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Các xu thế hiện đại trong đánh giá trong giáo dục

5

 

 

3

3

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Khoa học nhận thức trong giáo dục   

3

 

4

4

3

 

 

 

 

 

 

 

 

4

3

Nền tảng số trong giáo dục

5

 

5

 

 

 

 

3

4

4

 

 

 

 

 

Phát triển chương trình giáo dục

 

5

 

 

 

 

 

4

 

 

3

 

 

 

 

Quản trị dự án trong trường học

5

 

 

5

4

 

 

 

4

4

 

 

4

 

 

Quản lí cơ sở vật chất và thiết bị

trong giáo dục

 

 

 

5

4

 

5

 

3

4

4

 

4

5

4

Quản trị công nghệ giáo dục và đổi mới sáng tạo

5

 

5

 

4

 

5

 

3

3

4

 

4

5

4

 Dự án nghiên cứu công nghệ giáo dục

5

 

 

 

4

 

5

4

3

 

4

 

4

5

 

Tương tác người - máy trong giáo dục

 

4

5

 

 

 

 

3

4

3

 

5

5

 

 

Thiết kế môi trường dạy học số và cá nhân hóa

4

5

4

 

4

 

4

3

4

 

 

 

4

4

4

Quản lí thông tin trong giáo dục

 

 

 

5

4

 

4

4

3

4

3

3

4

5

 

Dự án thực tế

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4

3

3

3

Chuyên     đề     Cập

nhật ứng dụng công nghệ trong giáo dục

5

 

5

 

 

4

4

 

4

4

4

3

3

5

4

Chuyên đề Khai thác dữ liệu giáo dục và phân tích học tập

5

 

5

 

 

4

4

 

4

4

4

3

3

5

4

Chuyên đề Phát triển giải pháp

CNGD

5

 

5

 

 

4

4

 

4

4

4

3

3

5

4

Chuyên đề Trí tuệ nhân tạo trong giáo dục thông minh

5

 

5

 

 

4

4

 

4

4

4

3

3

5

4

Chuyên đề Quản trị công nghệ giáo dục 

5

5

 

 

 

4

4

 

4

4

4

3

3

5

4

Chuyên đề Quản trị thiết bị thông minh và giải pháp phần mềm trong nhà trường

5

5

 

 

 

4

4

 

4

4

4

3

3

5

4

Chuyên đề Quản trị dự án Công nghệ Giáo dục

5

5

 

 

 

4

4

 

4

4

4

3

3

5

4

Chuyên đề Quản lý  giảng dạy và học tập  trong môi trường công nghệ 

5

5

 

 

 

4

4

 

4

4

4

3

3

5

4

Luận văn thạc sĩ

Master Thesis

3

4

4

5

4

3

4

4

4

4

4

4

4

4

4

 

PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO  

Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ phải tích lũy: 62  tín chỉ, trong đó:

TT

Mã học phần

Tên học phần 

 

Số tín chỉ

Số giờ tín chỉ

Mã số các học phần tiên quyết

Lí thuyết

Thực hành

Tự học

I. Khối kiến thức chung

 

 

8

 

 

1

PHI5001

Triết học Philosophy

 

3

 

 

 

 

2

ENG5001

Tiếng Anh B2 English B2

 

5

 

 

 

 

 

 II. Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành

 

27

 

 

 

 

 

II. 1. Học phần bắt buộc

 

18

 

 

 

 

3

TMT6012

Tiếng Anh học thuật  Academic English

 

3

20

50

80

 

4

TMT6160

Lí luận dạy học hiện đại

Modern           Teaching

Learning Theories

and

3

45

0

105

 

5

EDT6001

Công nghệ dạy học hiện đại

Contemporary         Instructional Technology

3

45

0

105

 

6

PSE6002

Các phương pháp hiện đại trong NCKH giáo dục và tâm lí 

Research Methodology in

Education and  Psychology

3

30

30

90

 

7

EAM6069

Các xu thế hiện đại trong đánh giá trong giáo dục

3

90

30

30

 

- Khối kiến thức chung (bắt buộc): 08 tín chỉ

- Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành: 27 tín chỉ, gồm:           

+ Bắt buộc: 18 tín chỉ

+ Tự chọn:  09/27 tín chỉ

- Khối nghiên cứu khoa học 27 tín chỉ, gồm:

+ Tự chọn: Chuyên đề nghiên cứu khoa học: 12/24 tín chỉ

+ Bắt buộc: Luận văn tốt nghiệp 15 tín chỉ

>>> Xem chi tiết Chương trình đào tạo Chuyên ngành Thạc sĩ Quản trị Công nghệ Giáo dục TẠI ĐÂY

Sự kiện

Trường đại học giáo dục
Địa chỉ: Nhà G7, số 144 Xuân Thủy
Điện thoại: (024) 7301 7123
Email: education@vnu.edu.vn
 
© UED. All Rights Reserved.Quay trở lại website cũ