Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN ĐHQGHN TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

ĐỊNH HƯỚNG: NGHIÊN CỨU

CHUYÊN NGÀNH: TÂM LÝ HỌC LÂM SÀNG TRẺ EM VÀ VỊ THÀNH NIÊN

(CHUYÊN NGÀNH ĐÀO TẠO THÍ ĐIỂM)

(Ban hành theo Quyết định số 4245 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 29  tháng 10 năm 2015

của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo                  

-  Tên chuyên ngành đào tạo:

+  Tiếng Việt: Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên

(Chuyên ngành đào tạo thí điểm)

+ Tiếng Anh: Child and Adolescent Clinical Psychology

Tên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Tâm lý học  

+ Tiếng Anh: Psychology

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

Thời gian đào tạo: 2 năm

Tên văn bằng tốt nghiệp:

+ Tiếng Việt: Thạc sĩ ngành Tâm lý học

+ Tiếng Anh: The Degree of Master in Psychology

- Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Giáo dục – Đại học Quốc gia Hà Nội

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

2.1.  Mục tiêu chung

  - Đào tạo các nhà chuyên môn về tâm lý học lâm sàng, có kiến thức chuyên sâu về tâm lý học nói chung và các kiến thức thuộc tâm lý học lâm sàng, giáo dục và can thiệp sức khỏe tâm thần nói riêng, có năng lực nghiên cứu về tâm lý học;

  - Đảm bảo cho học viên nắm vững lý thuyết, có trình độ cao về thực hành, có khả năng phát hiện, giải quyết các vấn đề khoa học và thực tiễn của tâm lý lâm sàng trẻ em và vị thành niên.

2.2. Mục tiêu cụ thể

 - Trang bị cho học viên năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thực tiễn liên quan đến trẻ em và vị thành niên dựa trên nền tảng khoa học và dữ liệu: các vấn đề về tâm lý, xã hội, các vấn đề tâm lý học học đường, trị liệu các vấn đề liên quan đến tâm bệnh, đánh giá tâm bệnh lý, v.v…

- Cung cấp cho người học phương pháp và các kỹ năng nghiên cứu cơ bản, các kỹ năng nghiên cứu ứng dụng tâm lý học vào cuộc sống. Học viên tiếp tục thực hiện được các nghiên cứu về các vấn đề tâm lý trẻ em và vị thành niên.

3. Thông tin tuyển sinh

3.1. Môn thi tuyển sinh:

-       Môn thi Cơ bản: Đánh giá năng lực (Khối ngành Khoa học Xã hội và Nhân văn)

-       Môn thi Cơ sở: Tâm lý học phát triển.

-  Môn Ngoại ngữ: 1 trong 5 ngoại ngữ sau: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc.

3.2. Đối tượng tuyển sinh

        Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

+ Có lí lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

+ Có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng hoặc phù hợp với ngành Tâm lý học, hoặc có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Tâm lý học và đã học bổ túc kiến thức để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành Tâm lý học;

+  Có đủ sức khỏe để học tập;

+  Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ và lệ phí dự thi theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và của Trường Đại học Giáo dục;

+ Kinh nghiệm công tác: Những người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Tâm lý học cần có ít nhất 1 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tâm lý, tâm thần.

3.3. Danh mục các ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần

       + Ngành đúng: Tâm lý học;

       + Ngành phù hợp: Tâm lý học Giáo dục;

       + Ngành gần: Giáo dục học, Giáo dục công dân, Giáo dục tiểu học; Giáo dục mầm non; Giáo dục đặc biệt, Công tác xã hội; Xã hội học; Y tế công cộng, Y đa khoa, Y học dự phòng, Điều dưỡng, Vật lý trị liệu và phục hồi chức năng, Y học cổ truyền, ngành Nhân học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN; các ngành Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Toán học, Sư phạm Vật lý, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Lịch sử của Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.

3.4. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức

       + Những người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành tâm lý học phải hoàn thành việc bổ sung kiến thức như sau:

TT

Học phần

Số tín chỉ

I

Các học phần bắt buộc

13

1

Sinh lý hoạt động thần kinh cấp cao

3

2

Những vấn đề cơ bản của tâm lý học

4

3

Tâm lý học tham vấn

3

4

Tâm lý học lâm sàng đại cương

3

II

Các học phần tự chọn

12/30

5

Tâm lý học nhân cách

3

6

Tâm lý học lao động hướng nghiệp

3

7

Tâm lý học khác biệt

3

8

Giao tiếp trong quản lí kinh doanh

3

9

Tâm lí học học đường/giáo dục

3

10

Tham vấn cho trẻ em và thanh thiếu niên

3

11

Tâm lí học gia đình

3

12

Đánh giá tâm lý

3

13

Tâm lí học giới

3

14

Tâm lí học phát triển

3

15

Tổng

25

PHẦN II. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

      1. Chuẩn về kiến thức chuyên môn, năng lực chuyên môn

1.1. Khối kiến thức chung

- Hiểu được nền tảng triết học, chủ nghĩa Mác – Lê nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có phương pháp luận nghiên cứu khoa học tiên tiến áp dụng vào việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn;

- Đạt trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (một trong 5 ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Đức).

1.2. Kiến thức cơ sở và chuyên ngành                                                                     

- Làm chủ kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực được đào tạo; có tư duy phản biện; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo;

- Mô tả được các khái niệm, nguyên lý và quy trình thực hiện các nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học nói chung và tâm lý học lâm sàng nói riêng;

- Hiểu được các khái niệm cơ bản về các hiện tượng tâm lý bình thường và bất thường của cá nhân và xã hội;

- Khái quát hóa được các vấn đề mang tính lý luận và phương pháp luận chuyên sâu về sự  phát triển tâm lý bình thường và bất thường của cá nhân;

- Phân tích được nguyên nhân, cơ chế hình thành chung các vấn đề sức khỏe tâm thần và từ đó định hình, áp dụng vào từng trường hợp cụ thể;

- Hiểu và phân tích được các lý thuyết về can thiệp tâm lý;

- Đánh giá và chẩn đoán được các vấn đề tâm lý;

- Hiểu và phân tích, lựa chọn được các can thiệp dựa trên các nghiên cứu khoa học nhằm tối đa hoá hiệu quả của hoạt động tư vấn trong việc điều trị, xử lý các vấn đề sức khoẻ tâm thần trẻ em và vị thành niên;

- Hiểu và phân tích được các yếu tố gia đình, xã hội và trường học ảnh hưởng đến cá nhân và tạo ra các thay đổi tích cực ở môi trường để hỗ trợ cá nhân.

1.3. Yêu cầu đối với luận văn

- Là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến Tâm lý lâm sàng trẻ em và vị thành niên, nhà trường, các lĩnh vực hoạt động trong nhà trường;

- Là công trình nghiên cứu của riêng học viên, nội dung luận văn đề cập và giải quyết trọn vẹn một vấn đề tâm lý lâm sàng trẻ em và vị thành niên. Kết quả nghiên cứu trong luận văn phải là kết quả lao động của chính tác giả và chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào của tác giả khác;

- Nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn phải thể hiện tác giả nắm vững và vận dụng được các kiến thức về lý thuyết và thực tiễn để nghiên cứu các vấn đề chuyên môn và chứng tỏ được khả năng nghiên cứu của tác giả;

- Được trình bày mạch lạc, rõ ràng, theo trình tự: mở đầu, các chương, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận văn, tài liệu tham khảo và phụ lục (nếu có);

- Luận văn có khối lượng từ 70 đến 120 trang A4, được chế bản theo mẫu quy định; thông tin luận văn có khối lượng khoảng 3 đến 5 trang A4 bằng tiếng Việt và tiếng Anh, trình bày những nội dung cơ bản, những điểm mới và đóng góp quan trọng nhất của luận văn.

1.4. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc chuyên môn đào tạo và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn.

2. Chuẩn về kĩ năng

2.1. Kĩ năng nghề nghiệp

- Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công cụ mới trong lĩnh vực tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên;

- Kĩ năng làm việc với các trẻ em và vị thành niên gặp vấn đề về sức khoẻ tâm thần ví dụ như trầm cảm, lo âu, và có vấn đề về hành vi khác;

- Kĩ năng đánh giá các vấn đề tâm lý của thân chủ;

- Kĩ năng trị liệu;

- Kĩ năng tham vấn sức khỏe;

- Kĩ năng tổ chức và xây dựng các chương trình phòng ngừa các vấn đề về sức khỏe tinh thần trong trường học hoặc ở cộng đồng;

- Kĩ năng nghiên cứu trong lĩnh vực tâm lý học lâm sàng.

2.2. Kĩ năng bổ trợ

- Có kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức có thể hiểu được một báo cáo hay bài phát biểu về hầu hết các chủ đề trong công việc liên quan đến ngành được đào tạo; có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn; có thể trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện một vấn đề chuyên môn bằng ngoại ngữ;

- Có khả năng lắng nghe, thấu hiểu và tôn trọng người khác, đặc biệt là khách hàng mà mình phục vụ;

- Sử dụng được các kĩ năng về công nghệ thông tin trong các bối cảnh xã hội và nghề nghiệp;

- Phối hợp và sử dụng được các phương tiện, nguyên tắc và kĩ thuật giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ phù hợp với từng tình huống; làm chủ được cảm xúc của bản thân, biết thuyết phục và chia sẻ;

- Giao tiếp hiệu quả với các thành viên trong hoạt động nhóm, nhằm mục đích hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm;

- Lập kế hoạch, tổ chức, phối hợp và huy động được các nguồn lực cùng tham gia giải quyết nhiệm vụ, ra quyết định;

- Tự đánh giá được điểm mạnh và điểm yếu trên cơ sở đối chiếu các yêu cầu của nghề nghiệp và yêu cầu thực tiễn với phẩm chất, năng lực của bản thân;

- Sử dụng các kết quả tự đánh giá để lập được kế hoạch bồi dưỡng, phát triển năng lực nghề nghiệp cho bản thân.

3. Chuẩn về phẩm chất đạo đức

3.1. Trách nhiệm công dân

- Có phẩm chất đạo đức, ý thức chính trị và ý thức xã hội;

- Ứng xử và giao tiếp theo những tiêu chuẩn đạo đức xã hội;

- Minh bạch và công bằng trong các mối quan hệ.

3.2. Đạo đức, ý thức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ

- Chấp hành các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước;

- Sống và làm việc theo pháp luật;

- Có tinh thần hợp tác, chia sẻ trong các hoạt động tập thể và cộng đồng;

- Có ý thức xã hội, sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng.

3.3. Thái độ tích cực, yêu nghề

- Ứng xử và giao tiếp theo những tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức của nhà tâm lý học lâm sàng;

- Làm việc với tác phong khoa học, thể hiện được tính chuyên nghiệp trong giải quyết vấn đề về tâm lý trẻ em và vị thành niên;

- Trung thực trong nghiên cứu khoa học, say mê với nghề nghiệp;

- Đam mê học hỏi, nghiên cứu để nâng cao trình độ của bản thân.

 4. Vị trí việc làm học viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, người học có thể đảm nhiệm công việc ở các vị trí sau đây: cán bộ tham vấn, cán bộ tâm lý, cán bộ tâm lý trị liệu, cán bộ đánh giá tâm lý tại các trường học, các bệnh viện và cơ sở y tế, cơ sở chăm sóc sức khỏe, trung tâm chăm sóc và hỗ trợ tâm lý, các tổ chức phi chính phủ, tổ chức xã hội; nghiên cứu và giảng dạy tại các trường trung cấp, cao đẳng, đại học.

5. Khả năng học tập nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

Tham gia chương trình đào tạo trình độ cao hơn (tiến sĩ) của chuyên ngành phù hợp trong và ngoài nước.

6. Các chương trình, tài liệu chuẩn quốc tế mà đơn vị đào tạo tham khảo

-  Tên chương trình: Doctor of Philosophy in Clinical Psychology.

-  Tên cơ sở, nước đào tạo: Vanderbilt University (VU), Hoa Kì.

PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

  1. Tóm tắt yêu cầu chương trình đào tạo

Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo:                      65 tín chỉ

      - Khối kiến thức chung:                                             8 tín chỉ

      - Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành:                 42 tín chỉ

                   + Bắt buộc:                                                   21 tín chỉ

                   + Tự chọn:                                                    21 /42 tín chỉ

     - Luận văn:                                                                 15 tín chỉ

 

>>> Khung chương trình đào tạo Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên

Video giới thiệu Chương trình đào tạo Thạc sĩ Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên

 

Sự kiện

Trường đại học giáo dục
Địa chỉ: Nhà G7, số 144 Xuân Thủy
Điện thoại: (024) 7301 7123
Email: education@vnu.edu.vn
 
© UED. All Rights Reserved.Quay trở lại website cũ