Thông báo tuyển sinh Sau đại học năm 2018

Năm 2018, Trường Đại học Giáo dục tuyển sinh đào tạo 11 chuyên ngành thạc sĩ (300 chỉ tiêu), 03 chuyên ngành tiến sĩ (30 chỉ tiêu). Cụ thể như sau:

1. Các ngành tuyển sinh và thời gian thi tuyển sinh

TT

Tên ngành / chuyên ngành

Mã số

I

Bậc Thạc sĩ

 

1

LL&PPDH bộ môn Toán

8140111

2

LL&PPDH bộ môn Vật lý

8140111

3

LL&PPDH bộ môn Hóa học

8140111

4

LL&PPDH bộ môn Sinh học

8140111

5

LL&PPDH bộ môn Ngữ văn

8140111

6

LL&PPDH bộ môn Lịch sử

8140111

7

Quản lý giáo dục

8140114

8

Đo lường và Đánh giá trong giáo dục

8140115

9

Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên*

Thí điểm

10

Quản trị trường học

Thí điểm

11

Tham vấn học đường

Thí điểm

II

Bậc Tiến sĩ

 

1

Quản lí giáo dục

9140114

2

Đo lường và Đánh giá trong giáo dục

9140115

3

Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên

Thí điểm

*. Chỉ tuyển sinh đợt 2 năm 2018

Địa chỉ đăng ký dự thi: http://tssdh.vnu.edu.vn, thời gian cụ thể như sau:

Đợt 1 năm 2018: từ 8h00 ngày 21/01/2018 đến 17h00 ngày 06/04/2018.

Đợt 2 năm 2018: từ 8h00 ngày 15/06/2018 đến 17h00 ngày 31/08/2018.

Thí sinh phải cam kết và chịu trách nhiệm về tính trung thực trong các thông tin khai báo.

Lịch tuyển sinh

         

 

 

 

 

 

 

- Thạc sĩ: Thời gian đào tạo chuẩn là 2 năm;2. Thời gian đào tạo

- Tiến sĩ: Thời gian đào tạo chuẩn đối với người có bằng thạc sĩ là 3 năm.

3. Đối tượng tuyển sinh

3.1. Đối tượng tuyển sinh đào tạo Thạc sĩ

Không tuyển sinh đối tượng có bằng đại học hệ từ xa.

3.1.1. Các chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn

3.1.1.1. Đối tượng và điều kiện dự thi

+) Chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán:

Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Toán phải đáp ứng đầy đủ 1 trong các điều kiện sau:

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm Toán học;

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Sư phạm Toán học gồm  các ngành: Sư phạm Toán – Lí (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, từ năm 2008 trở về trước); Toán học, Toán- Tin ứng dụng, Toán – Cơ, Toán ứng dụng, Thống kê). Và yêu cầu có chứng nhận bổ túc kiến thức để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm Toán học do Trường Đại học Giáo dục cấp;

Những người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần được miễn học bổ sung kiến thức nếu có chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm do trường Đại học Giáo dục cấp.

+) Chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí

Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Vật lí phải đáp ứng đầy đủ 1 trong các điều kiện sau:

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm Vật lí;

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Sư phạm Vật lí gồm các ngành: Sư phạm Toán – Lí, Sư phạm Lí - Kĩ thuật Công nghiệp, Sư phạm Lí – Tin (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, từ năm 2008 trở về trước); Vật lí học, Vật lí kĩ thuật, Kĩ thuật hạt nhân, Công nghệ hạt nhân, Khoa học vật liệu). Và yêu cầu có chứng nhận bổ túc kiến thức để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm Vật lí do Trường Đại học Giáo dục cấp;

Những người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần được miễn học bổ sung kiến thức nếu có chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm do trường Đại học Giáo dục cấp.

+) Chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học

Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Hóa học phải đáp ứng đầy đủ 1 trong các điều kiện sau đây:      

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm Hóa học;

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Sư phạm Hóa học gồm các ngành: Sư phạm Sinh - Hóa, Sư phạm Hóa – Sinh (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, từ năm 2008 trở về trước); Hóa học; Công nghệ kĩ thuật hoá học; Kĩ thuật hoá học; Hóa dược). Và yêu cầu có chứng nhận bổ túc kiến thức để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm Hóa học do Trường Đại học Giáo dục cấp;

 Những người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần được miễn học bổ sung kiến thức nếu có chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm do trường Đại học Giáo dục cấp.

+) Chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học

Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học phải đáp ứng đầy đủ 1 trong các điều kiện sau đây:      

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm Sinh học;

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Sư phạm Sinh học gồm các ngành: Sư phạm Sinh - Hóa, Sư phạm Hóa – Sinh (Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2, từ năm 2008 trở về trước); Sinh học, Công nghệ Sinh học, Sinh học ứng dụng, Kĩ thuật sinh học). Và yêu cầu có chứng nhận bổ túc kiến thức để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm Sinh học do Trường Đại học Giáo dục cấp;

Những người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần được miễn học bổ sung kiến thức nếu có chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm do trường Đại học Giáo dục cấp.

+) Chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Ngữ Văn

Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Ngữ văn phải đáp ứng đầy đủ 1 trong các điều kiện sau đây:

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Văn học;

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Sư phạm ngữ văn gồm các ngành: Văn học, Ngôn ngữ học, Việt Nam học, Văn hóa học. Và yêu cầu có chứng nhận bổ túc kiến thức để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm Ngữ văn do Trường Đại học Giáo dục cấp;

Những người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần được miễn học bổ sung kiến thức nếu có chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm do trường Đại học Giáo dục cấp.

+) Chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử

Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Lí luận và phương pháp dạy học bộ môn Lịch sử phải đáp ứng đầy đủ 1 trong các điều kiện sau đây:

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm Lịch sử;

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Sư phạm Lịch sử gồm các ngành: Lịch sử, Việt Nam học, Bảo tàng học, Văn hoá học, Xã hội học, Chính trị học, Nhân học, Quan hệ quốc tế, Quốc tế học, Đông phương học, Đông Nam Á học, Xây dựng Đảng và chính quyền nhà nước, Lưu trữ học. Và yêu cầu có chứng nhận bổ túc kiến thức để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành Sư phạm Lịch sử do Trường Đại học Giáo dục cấp;

Những người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần được miễn học bổ sung kiến thức nếu có chứng chỉ Nghiệp vụ sư phạm do trường Đại học Giáo dục cấp.

3.1.1.2. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức

STT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Đại cương về tâm lí và tâm lí học nhà trường

3

2

Giáo dục học

3

3

Lí luận và Công nghệ dạy học

3

4

Đánh giá trong giáo dục

3

5

Quản lí hành chính nhà nước và quản lí ngành giáo dục và đào tạo

3

 

Tổng

15

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1.2. Chuyên ngành Quản lí giáo dục

3.1.2.1. Đối tượng và điều kiện dự thi

- Người có bằng đại học ngành đúng (Quản lí giáo dục), ngành phù hợp (Giáo dục học) được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học;

- Đối với người có bằng đại học ngành gần (Phụ lục 1) phải có ít nhất 01 năm kinh nghiệm công tác; đối với người có bằng đại học ngành khác (Phụ lục 1) phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm công tác (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi) trong lĩnh vực giáo dục đào tạo; và đã hoặc đang giữ một trong các vị trí công tác sau đây:

+ Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng hoặc tương đương trong các cơ sở giáo dục và đào tạo từ bậc học mầm non trở lên;

+ Trưởng khoa, phó trưởng khoa, tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn trong các cơ sở giáo dục và đào tạo (trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trường phổ thông, tiểu học, trung tâm dạy nghề, giáo dục thường xuyên…);

+ Cán bộ quản lí công tác Đoàn, Đảng, Công đoàn trong các cơ sở giáo dục đào tạo;

+ Lãnh đạo, cán bộ quản lí và chuyên viên làm công tác quản lí giáo dục của tổ chức chính trị, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh Quận/ Huyện, Sở/ Phòng Giáo dục và Đào tạo; Phòng/ Ban chức năng của các cơ sở giáo dục đào tạo (trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trung tâm giáo dục...);

3.1.2.2. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức

+ Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần:

STT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Giáo dục học

3

2

Đại cương khoa học quản lí

3

3

Tổ chức và quản lí cơ sở giáo dục và nhà trường

3

4

Quản lí hành chính nhà nước và quản lí ngành giáo dục và đào tạo

3

 

Tổng

12

+ Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác:

STT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Giáo dục học

3

2

Đại cương Khoa học quản lí

3

3

Tổ chức và quản lí cơ sở giáo dục và nhà trường

3

4

Quản lí hành chính nhà nước và quản lí ngành giáo dục và đào tạo

3

5

Đại cương về tâm lí và tâm lí học nhà trường

3

6

Hệ thống giáo dục quốc dân và bộ máy Quản lí giáo dục

3

7

Phát triển nguồn nhân lực và quản lí tài chính, cơ sở vật chất trong giáo dục

3

 

Tổng

21

3.1.3. Chuyên ngành Quản trị trường học

3.1.3.1. Đối tượng và điều kiện dự thi

Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Quản trị trường học phải đáp ứng 1 trong các điều kiện sau đây:

- Có bằng đại học ngành đúng, ngành phù hợp (Quản lý giáo dục) được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp đại học;

- Có bằng đại học ngành gần (phụ lục 2) phải có ít nhất 01 năm kinh nghiệm công tác; đối với người có bằng đại học ngành khác (phụ lục 2) phải có ít nhất 02 năm kinh nghiệm công tác (tính từ ngày ký quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi) trong lĩnh vực giáo dục đào tạo và đã hoặc đang giữ một trong các vị trí công tác sau đây:

+ Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng (hoặc tương đương) các trường mầm non;

+ Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, tổ trưởng, tổ phó chuyên môn của các trường Tiểu học, Trung học cơ sở, Trung học phổ thông (hoặc tương đương);

+ Giám đốc, phó Giám đốc, trưởng phòng, phó trưởng phòng, chuyên viên của các trung tâm giáo dục và đào tạo;

+ Hiệu trưởng, phó hiệu trưởng, trưởng phòng, phó trưởng phòng, chuyên viên của các phòng/ban, chủ nhiệm, phó chủ nhiệm khoa của các cơ sở giáo dục và đào tạo (Đại học, trường Đại học, Cao đẳng, Trung cấp);

+ Lãnh đạo, chuyên viên của các viện, trung tâm thuộc các trường đại học, cao đẳng, trung cấp;

+ Cán bộ phụ trách công tác Đoàn, Đảng, Công đoàn trong các cơ sở GD&ĐT.

3.1.3.2. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức

+ Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần:

STT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Giáo dục học

3

2

Đại cương khoa học quản lí

3

3

Tổ chức và quản lí cơ sở giáo dục và nhà trường

3

4

Quản lí hành chính nhà nước và quản lí ngành giáo dục và đào tạo

3

5

Đại cương về tâm lí và tâm lí học nhà trường

3

 

Tổng

15

+ Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học ngành khác:

STT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Giáo dục học

3

2

Đại cương khoa học quản lí

3

3

Tổ chức và quản lí cơ sở giáo dục và nhà trường

3

4

Quản lí hành chính nhà nước và quản lí ngành giáo dục và đào tạo

3

5

Đại cương về tâm lí và tâm lí học nhà trường

3

6

Hệ thống giáo dục quốc dân và bộ máy Quản lí giáo dục

3

7

Phát triển nguồn nhân lực và quản lí tài chính, cơ sở vật chất trong giáo dục

3

 

Tổng

21

3.1.4. Chuyên ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục

3.1.4.1. Đối tượng và điều kiện dự thi

Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Đo lường và Đánh giá trong giáo dục phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

  • Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy;
  • Đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm công tác, cụ thể như sau:

+ Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học chính quy loại khá trở lên: có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giáo dục hoặc đo lường, đánh giá trong giáo dục tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi; 

+ Đối với người có bằng tốt nghiệp đại học chính quy loại trung bình và trung bình khá: có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giáo dục hoặc đo lường, đánh giá trong giáo dục tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi; 

  • Đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức (trừ trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học nhóm ngành Khoa học giáo dục 71401, nhóm ngành Đào tạo giáo viên 71402, nhóm ngành Tâm lí học 73104);

3.1.4.2. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức

3.1.5. Chuyên ngành Tâm lí học lâm sàng trẻ em và vị thành niên

3.1.5.1. Đối tượng và điều kiện dự thi

Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Tâm lí học lâm sàng trẻ em và vị thành niên đáp ứng 1 trong các điều kiện sau đây:

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành đúng (Tâm lí học) hoặc phù hợp (Tâm lí học giáo dục), hoặc:

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Tâm lí học gồm các ngành: Giáo dục học, Giáo dục công dân, Giáo dục tiểu học; Giáo dục mầm non; Giáo dục đặc biệt, Công tác xã hội; Xã hội học; Y tế công cộng, Y đa khoa, Y học dự phòng, Điều dưỡng, Vật lí trị liệu và phục hồi chức năng, Y học cổ truyền, ngành Nhân học của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, ĐHQGHN; các ngành Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Toán học, Sư phạm Vật lí, Sư phạm Hóa học, Sư phạm Sinh học, Sư phạm Lịch sử của Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN. Và yêu cầu có chứng nhận bổ túc kiến thức để có trình độ tương đương với bằng tốt nghiệp đại học ngành Tâm lí học;

Kinh nghiệm công tác: Những người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Tâm lí học cần có ít nhất 1 năm kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực tâm lí, tâm thần.

3.1.5.2. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức

+ Những người có bằng tốt nghiệp đại học ngành gần với ngành Tâm lí học phải hoàn thành việc bổ sung kiến thức như sau:

TT

Học phần

Số tín chỉ

I

Các học phần bắt buộc

13

1

Sinh lí hoạt động thần kinh cấp cao

3

2

Những vấn đề cơ bản của tâm lí học

4

3

Tâm lí học tham vấn

3

4

Tâm lí học lâm sàng đại cương

3

II

Các học phần tự chọn

12/30

5

Tâm lí học nhân cách

3

6

Tâm lí học lao động hướng nghiệp

3

7

Tâm lí học khác biệt

3

8

Giao tiếp trong quản lí kinh doanh

3

9

Tâm lí học học đường/giáo dục

3

10

Tham vấn cho trẻ em và thanh thiếu niên

3

11

Tâm lí học gia đình

3

12

Đánh giá tâm lí

3

13

Tâm lí học giới

3

14

Tâm lí học phát triển

3

 

Tổng

25

3.1.6. Chuyên ngành Tham vấn học đường

3.1.6.1. Đối tượng và điều kiện dự thi

Thí sinh dự thi phải có bằng tốt nghiệp ngành đúng, ngành phù hợp và ngành gần với chuyên ngành tham vấn học đường.

  • Cử nhân đại học ngành đúng hoặc ngành phù hợp được dự thi ngay sau khi tốt nghiệp;
  • Cử nhân đại học ngành gần phải có kinh nghiệm công tác trong lĩnh vực giáo dục- đào tạo tối thiểu 12 tháng tính từ ngày cấp bằng đến ngày thi tuyển, và phải học bổ túc kiến thức.

3.1.6.2. Danh mục ngành đúng, ngành phù hợp, ngành gần như sau:

a) Ngành đúng (School Counseling, chưa có ở Việt Nam):

Bằng đại học do nước ngoài cấp và được Bộ GD&ĐT công nhận: School Counseling;

b) Ngành phù hợp:

  • Bằng đại học do nước ngoài cấp và được Bộ GD&ĐT công nhận, thuộc một trong các ngành: Psychology, School Psychology, hoặc Counseling, Psychology;
  • Bằng đại học do Việt Nam cấp và được Bộ GD&ĐT công nhận, bao gồm:

c) Ngành gần:

c1) Ngành Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên, bao gồm:

Mã số

Tên gọi

7140101

Giáo dục học

7140114

Quản lý giáo dục

7140201

Giáo dục Mầm non

7140202

Giáo dục Tiểu học

Mã số

Tên gọi

7140203

Giáo dục Đặc biệt

7140204

Giáo dục Công dân

7140205

Giáo dục Chính trị

7140209

Sư phạm Toán học

7140210

Sư phạm Tin học

7140211

Sư phạm Vật lý

7140212

Sư phạm Hoá học

7140213

Sư phạm Sinh học

7140217

Sư phạm Ngữ văn

7140218

Sư phạm Lịch sử

7140219

Sư phạm Địa lý

7140231

Sư phạm Tiếng Anh

7140232

Sư phạm Tiếng Nga

7140233

Sư phạm Tiếng Pháp

7140234

Sư phạm Tiếng Trung Quốc

7140235

Sư phạm Tiếng Đức

7140236

Sư phạm Tiếng Nhật

c2) Ngành Công tác xã hội, bao gồm:

 

 

 

 

 

2) Danh mục các học phần bổ sung kiến thức

+ Với ngành Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên

TT

Các học phần bổ túc kiến thức

Số TC

1

Tâm lý học phát triển

03

2

Xã hội học giáo dục

03

3

Đại cương về công tác xã hội

03

4

Tư vấn tâm lý học đường

03

5

Tư vấn hướng nghiệp

03

6

Tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường

03

 

Tổng số TC

18

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

+ Với ngành Công tác xã hội

TT

Các học phần bổ túc kiến thức

Số TC

1

Xã hội học giáo dục

03

2

Tâm lý học giáo dục

03

3

Tâm lý học phát triển

03

4

Đại cương về công tác xã hội

03

5

Giáo dục học

03

6

Tư vấn tâm lý học đường

03

7

Tư vấn hướng nghiệp

03

8

Tổ chức hoạt động giáo dục trong nhà trường

03

 

Tổng số TC

24

3.2. Đối tượng tuyển sinh đào tạo Tiến sĩ

3.2.1. Điều kiện chung

Thí sinh dự tuyển phải đáp ứng những điều kiện sau:

- Lý lịch bản thân rõ ràng, không trong thời gian thi hành án hình sự,  kỷ luật từ mức cảnh cáo trở lên.

- Có đủ sức khoẻ để học tập.

- Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy ngành đúng từ loại giỏi trở lên hoặc bằng thạc sĩ ngành/chuyên ngành đúng, ngành/chuyên ngành phù hợp hoặc ngành/chuyên ngành gần với ngành/chuyên ngành đăng ký dự tuyển;

- Văn bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp phải thực hiện thủ tục công nhận theo quy định hiện hành.

- Trong thời hạn 03 năm (36 tháng) tính đến ngày đăng ký dự tuyển là tác giả hoặc đồng tác giả tối thiểu 01 bài báo thuộc tạp chí khoa học chuyên ngành hoặc 01 báo cáo khoa học đăng tại kỷ yếu của các hội nghị, hội thảo khoa học quốc gia hoặc quốc tế có phản biện, có mã số xuất bản ISBN liên quan đến lĩnh vực hoặc đề tài nghiên cứu, được hội đồng chức danh giáo sư, phó giáo sư của ngành/liên ngành công nhận. Đối với những người đã có bằng thạc sĩ nhưng hoàn thành luận văn thạc sĩ với khối lượng học học tập dưới 10 tín chỉ trong chương trình đào tạo thạc sĩ thì phải có tối thiểu 02 bài báo/báo cáo khoa học.

- Có đề cương nghiên cứu, trong đó nêu rõ tên đề tài dự kiến, lĩnh vực nghiên cứu; lý do lựa chọn lĩnh vực, đề tài nghiên cứu; giản lược về tình hình nghiên cứu lĩnh vực đó trong và ngoài nước; mục tiêu nghiên cứu; một số nội dung nghiên cứu chủ yếu; phương pháp nghiên cứu và dự kiến kết quả đạt được; lý do lựa chọn đơn vị đào tạo; kế hoạch thực hiện trong  thời gian đào tạo; những kinh nghiệm, kiến thức, sự hiểu biết cũng như những chuẩn bị của thí sinh cho việc thực hiện luận án tiến sĩ. Trong đề cương có thể đề xuất cán bộ hướng dẫn.

- Có thư giới thiệu của ít nhất 01 nhà khoa học có chức danh giáo sư, phó giáo sư hoặc học vị tiến sĩ khoa học, tiến sĩ đã tham gia hoạt động chuyên môn với người dự tuyển và am hiểu lĩnh vực chuyên môn mà người dự tuyển dự định nghiên cứu. Thư giới thiệu phải có những nhận xét, đánh giá người dự tuyển về:

+ Phẩm chất đạo đức, năng lực  và thái độ nghiên cứu khoa học, trình độ chuyên môn của người dự tuyển;

+ Đối với nhà khoa học đáp ứng các tiêu chí của người hướng dẫn nghiên cứu sinh và đồng ý nhận làm cán bộ hướng dẫn luận án, cần bổ sung thêm nhận xét về tính cấp thiết, khả thi của đề tài, nội dung nghiên cứu; và nói rõ khả năng huy động nghiên cứu sinh vào các đề tài, dự án nghiên cứu cũng như nguồn kinh phí có thể chi cho hoạt động nghiên cứu của nghiên cứu sinh.

+ Những nhận xét khác và mức độ ủng hộ, giới thiệu thí sinh làm nghiên cứu sinh.

- Người dự tuyển phải có một trong những văn bằng, chứng chỉ minh chứng về năng lực ngoại ngữ phù hợp với chuẩn đầu ra về ngoại ngữ của chương trình đào tạo được Đại học Quốc gia Hà Nội phê duyệt:

+ Có chứng chỉ ngoại ngữ theo Bảng tham chiếu ở Phụ lục 5 do một tổ chức khảo thí được quốc tế và Việt Nam công nhận trong thời hạn 24 tháng kể từ ngày thi lấy chứng chỉ tính đến ngày đăng ký dự tuyển;

+ Bằng cử nhân hoặc bằng thạc sĩ do cơ sở đào tạo nước ngoài cấp cho chương trình đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài bằng ngôn ngữ phù hợp với ngôn ngữ yêu cầu theo chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo.

+ Có bằng đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài hoặc sư phạm tiếng nước ngoài phù hợp với ngoại ngữ theo yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình đào tạo, do các cơ sở đào tạo của Việt Nam cấp.

+ Trong các trường hợp trên nếu không phải là tiếng Anh, thì người dự tuyển phải có khả năng giao tiếp được bằng tiếng Anh trong chuyên môn cho người khác hiểu bằng tiếng Anh và hiểu được người khác trình bày những vấn đề chuyên môn bằng tiếng Anh. Hội đồng tuyển sinh thành lập tiểu ban để đánh giá năng lực tiếng Anh giao tiếp trong chuyên môn của các thí sinh thuộc đối tượng này.

- Cam kết thực hiện các nghĩa vụ tài chính trong quá trình đào tạo theo quy định của Trường Đại học Giáo dục.

3.2.2. Điều kiện khác

Đối với thí sinh dự tuyển chuyên ngành Quản lý giáo dục

Người dự thi phải có ít nhất 2 năm công tác (tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi) trong lĩnh vực giáo dục đào tạo, hiện đang đảm nhận một trong các vị trí công tác sau đây: hiệu trưởng, phó hiệu trưởng trường từ bậc học mầm non trở lên; trưởng khoa, phó trưởng khoa, tổ trưởng, tổ phó các tổ chuyên môn trong các trường đại học, cao đẳng, trung cấp, trường phổ thông; cán bộ quản lý công tác Đoàn, Đảng, Công đoàn trong các cơ sở giáo dục đào tạo; lãnh đạo, cán bộ quản lý và chuyên viên làm công tác quản lý giáo dục của tổ chức chính trị, Bộ, cơ quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh quận/huyện, Sở/Phòng Giáo dục và Đào tạo; Phòng/ Ban chức năng, giáo vụ của các trường đại học, cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp.

Danh mục các chuyên ngành phù hợp và chuyên ngành gần:

- Chuyên ngành phù hợp: Giáo dục học

- Chuyên ngành gần: Sư phạm, các chuyên ngành liên quan đến giáo dục (Giáo dục đặc biệt, giáo dục mầm non, giáo dục tiểu học…) và Quản lý Khoa học, công nghệ; Chính sách Khoa học công nghệ.

Đối với thí sinh dự tuyển chuyên ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục

Người dự thi phải có ít nhất 02 năm công tác trong lĩnh vực giáo dục hoặc các lĩnh vực có liên quan đến đo lường đánh giá trong giáo dục (tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi).

Danh mục các chuyên ngành phù hợp và chuyên ngành gần: Quản lý giáo dục, Tâm lý học, Xã hội học, Giáo dục học, Sư phạm các ngành…Trường hợp này thí sinh phải có ít nhất 02 bài báo khoa học có nội dung phù hợp với chuyên ngành Đo lường và Đánh giá trong giáo dục, được công bố trên tạp chí khoa học hoặc tuyển tập công trình hội nghị khoa học cấp quốc gia, quốc tế trước khi nộp hồ sơ dự tuyển.

Đối với thí sinh dự tuyển chuyên ngành Tâm lý học lâm sàng trẻ em và vị thành niên (TLHLSTE&VTN)

Người dự thi vào chương trình đào tạo cần có ít nhất 2 năm làm việc chuyên môn trong lĩnh vực của chuyên ngành TLHLSTE&VTN (tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày nhập học), trừ trường hợp được chuyển tiếp sinh.

Danh mục các chuyên ngành phù hợp và chuyên ngành gần: Tâm lý học lâm sàng; Tâm lý học.

3.3. Thông tin về các hướng nghiên cứu của nghiên cứu sinh

Danh mục các hướng nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu hoặc đề tài nghiên cứu kèm theo danh sách các nhà khoa học có thể nhận hướng dẫn nghiên cứu sinh, số lượng nghiên cứu sinh có thể tiếp nhận theo từng hướng nghiên cứu hoặc lĩnh vực nghiên cứu được đăng tải trên website của Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN theo địa chỉ: http://www.education.vnu.edu.vn (mục đào tạo sau đại học          thông tin chung)

4. Chính sách ưu tiên trong tuyển sinh đào tạo thạc sĩ

Những đối tượng sau được ưu tiên trong tuyển sinh:

4.1. Đối tượng ưu tiên

  • Người có thời gian công tác liên tục từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1 (theo bảng phân chia khu vực tuyển sinh THPT quốc gia hiện hành của Bộ Giáo dục và Đào tạo). Trong trường hợp này, thí sinh phải có quyết định tiếp nhận công tác hoặc điều động, biệt phái công tác của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền;
  • Người dân tộc thiểu số có hộ khẩu thường trú từ 2 năm trở lên (tính đến ngày hết hạn nộp hồ sơ đăng ký dự thi) tại các địa phương được quy định là Khu vực 1.
  • Th­ương binh, ng­ười hư­ởng chính sách như­ th­ương binh;
  • Con liệt sĩ;
  • Anh hùng lực lư­ợng vũ trang, anh hùng lao động;
  • Con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hoá học, được Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh công nhận bị dị dạng, dị tật, suy giảm khả năng tự lực trong sinh hoạt, học tập do hậu quả của chất độc hoá học.

4.2. Mức ưu tiên

  • Người dự thi thuộc đối tượng ưu tiên (gồm cả người thuộc nhiều đối tượng ưu tiên) được cộng vào kết quả thi 10 điểm cho môn ngoại ngữ (thang điểm 100) nếu không thuộc diện được miễn thi ngoại ngữ và cộng 15 điểm (thang điểm 150) cho môn thi đánh giá năng lực (môn cơ bản).

5. Môn thi tuyển

5.1. Tuyển sinh đào tạo Thạc sĩ

Các môn thi tuyển sinh thạc sĩ gồm: môn thi ngoại ngữ, môn thi cơ bản và môn thi cơ sở.

  • Môn ngoại ngữ: thi một trong năm thứ tiếng: Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc, Đức.
  • Môn thi cơ bản và môn thi cơ sở, cụ thể như sau:

STT

Chuyên ngành

Môn cơ bản

Môn cơ sở

1

LL&PPDH bộ môn Toán

Đánh giá

năng lực

(Khối ngành

Khoa học

Tự nhiên)

Lí luận dạy học

2

LL&PPDH bộ môn Vật lí

3

LL&PPDH bộ môn Hóa học

4

LL&PPDH bộ môn Sinh học

5

Đo lường và đánh giá trong GD

Đánh giá trong giáo dục

6

Quản lí giáo dục

Đánh giá

năng lực

(Khối ngành

Khoa học

Xã hội và

Nhân văn)

Giáo dục học

7

Quản trị trường học

8

LL&PPDH bộ môn Ngữ văn

Lí luận dạy học

9

LL&PPDH bộ môn Lịch sử

 

STT

Chuyên ngành

Môn cơ bản

Môn cơ sở

10

Tâm lí học lâm sàng Trẻ em và vị thành niên

Đánh giá

năng lực

(Khối ngành

Khoa học

Xã hội và

Nhân văn)

Tâm lí học

phát triển

11

Tham vấn học đường

            Thí sinh có năng lực ngoại ngữ đúng với yêu cầu môn thi ngoại ngữ của đơn vị đào tạo thuộc một trong các trường hợp sau được miễn thi môn ngoại ngữ: 

  • Có bằng tốt nghiệp đại học, thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo toàn thời gian ở nước ngoài, được cơ quan có thẩm quyền công nhận văn bằng theo quy định hiện hành;
  • Có bằng tốt nghiệp đại học chương trình tiên tiến theo Đề án của Bộ GD&ĐT về đào tạo chương trình tiên tiến ở một số trường đại học của Việt Nam hoặc bằng kĩ sư chất lượng cao (PFIEV) được ủy ban bằng cấp kĩ sư (CTI, Pháp) công nhận, có đối tác nước ngoài cùng cấp bằng hoặc bằng tốt nghiệp đại học chương trình đào tạo chuẩn quốc tế, chương trình đào tạo tài năng, chương trình đào tạo chất lượng cao của ĐHQGHN;

- Có bằng tốt nghiệp đại học ngành ngôn ngữ nước ngoài hoặc sư phạm tiếng nước ngoài (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Đức, Tiếng Trung, Tiếng Pháp);

- Có chứng chỉ trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 của Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam. Chứng chỉ có giá trị trong thời hạn 2 năm kể từ ngày thi chứng chỉ ngoại ngữ đến ngày đăng ký dự thi thạc sĩ và được cấp bởi cơ sở được ĐHQGHN công nhận (Phụ lục 3 và Phụ lục 4).

5. 2. Tuyển sinh đào tạo Tiến sĩ

5.2.1. Chuyên ngành Quản lí giáo dục và chuyên ngành  Đo lường và đánh giá trong giáo dục

- Đối tượng từ Thạc sĩ: Đánh giá hồ sơ chuyên môn.

- Đối tượng từ Cử nhân (chỉ áp dụng đối với chuyên ngành đào tạo tiến sĩ Quản lí giáo dục): Kết hợp thi tuyển và đánh giá hồ sơ chuyên môn.

     + Môn cơ bản: Đánh giá năng lực;

     + Môn cơ sở: Giáo dục học.

5.2.2. Chuyên ngành Tâm lí học lâm sàng Trẻ em và vị thành niên

- Đối tượng từ Thạc sĩ: Đánh giá hồ sơ chuyên môn.

- Đối tượng từ Cử nhân: Kết hợp thi tuyển và đánh giá hồ sơ chuyên môn.

 + Môn cơ bản: Đánh giá năng lực

 + Môn cơ sở: Tâm lí học phát triển

6. Đăng ký dự thi và hồ sơ

6.1. Đăng ký dự thi đào tạo Thạc sĩ

Nhiệm vụ của thí sinh: Truy cập vào cổng đăng kí tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN tại địa chỉ: http://tssdh.vnu.edu.vn và thực hiện đăng ký dự thi trực tuyến theo hướng dẫn. Thí sinh phải cam kết và chịu trách nhiệm về tính trung thực trong các thông tin khai báo. Hội đồng tuyển sinh Sau đại học của Nhà trường sẽ xem xét hủy bỏ kết quả trúng tuyển của thí sinh nếu các thông tin đăng ký dự thi sai lệch với hồ sơ nhập học mà không đáp ứng tiêu chuẩn dự thi.

Thời gian đăng ký:

Đợt 1 năm 2018: từ 8h00 ngày 21/01/2018 đến 17h00 ngày 06/04/2018.

Đợt 2 năm 2018: từ 8h00 ngày 15/08/2018 đến 17h00 ngày 31/08/2018.

Lưu ý: Thí sinh không đăng ký trực tuyến sẽ không đủ điều kiện để dự thi tuyển sinh.

Thí sinh dự thi Thạc sỹ nộp hồ sơ sau khi có kết quả trúng tuyển.

6.2. Đăng ký dự tuyển đào tạo Tiến

6.2.1. Hồ sơ chuyên môn

  • Phiếu đăng ký dự thi theo mẫu trên cổng đăng ký;
  • Lí lịch khoa học có xác nhận của cơ quan công tác (thời hạn 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ);
  • Bản sao hợp lệ các văn bằng, chứng chỉ và minh chứng về chuyên môn, ngoại ngữ, kinh nghiệm nghiên cứu khoa học và thâm niên công tác theo quy định tại Điều này; Giấy chứng nhận công nhận văn bằng trong trường hợp bằng do cơ sở giáo dục nước ngoài cấp (06 bộ trong đó chỉ cần 1 bộ công chứng);
  • Công văn cử đi dự tuyển của cơ quan quản lý trực tiếp theo quy định hiện hành về việc đào tạo và bồi dưỡng công chức, viên chức (nếu người dự tuyển là công chức, viên chức);
  • Bản sao có công chứng các quyết định tuyển dụng, hoặc quyết định bổ nhiệm, hoặc hợp đồng lao động dài hạn chờ tuyển dụng (có thời hạn theo quy định tuyển sinh);
  • Bản sao, chụp các bài báo khoa học đã công bố có nội dung phù hợp với chuyên ngành dự thi (06 bộ);
  • Đề cương nghiên cứu (06 bộ);
  • Thư giới thiệu của ít nhất 01 nhà khoa học (6 bộ)
  • Bản sao có công chứng các giấy tờ hợp pháp về đối tượng ưu tiên (nếu có);
  • Giấy chứng nhận sức khoẻ của bệnh viện đa khoa (thời hạn 6 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ);

6.2.2. Đăng ký dự tuyển

Nhiệm vụ của thí sinh: Truy cập vào cổng đăng kí tuyển sinh sau đại học của ĐHQGHN tại địa chỉ: http://tssdh.vnu.edu.vn để khai báo các thông tin cơ bản theo hướng dẫn, đồng thời nộp bản cứng hồ sơ theo quy định (nộp trực tiếp hoặc qua đường bưu điện). Thời gian khai báo thông tin trực tuyến và nhận hồ sơ (nếu hồ sơ nộp qua đường bưu điện sẽ tính theo dấu bưu điện):

Đợt 1: từ 8h00 ngày 21/01/2018 đến 17h00 ngày 06/04/2018

 Đợt 2: từ 8h00 ngày 15/06/2018 đến 17h00 ngày 31/08/2018

Địa điểm nộp hồ sơ chuyên môn: Phòng Đào tạo, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN. Địa chỉ : Phòng 104, Nhà G7, 144 đường Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. ĐT: 0247. 3017.123, Số máy lẻ 1104.

7. Lệ phí thi

7.1. Đối với tuyển sinh đào tạo Thạc sĩ : 420.000đ/thí sinh (Thí sinh được miễn thi môn Ngoại ngữ nộp 300.000 đ/thí sinh), trong đó :

- Lệ phí đăng kí dự thi: 60.000 đ/thí sinh.

- Lệ phí dự thi: 360.000 đ/thí sinh (Thí sinh được miễn thi môn Ngoại ngữ  240.000 đ/thí sinh).

7.2. Đối với tuyển sinh đào tạo Tiến sĩ : 260.000đ/thí sinh (thi từ thạc sĩ), 500.00đ/thí sinh (thi từ cử nhân), trong đó :

- Lệ phí đăng kí dự thi:  60.000đ/thí sinh.

- Lệ phí dự thi 200.000đ/ thí sinh thi từ thạc sĩ, 440.000đ/thí sinh thi từ cử nhân.

8. Hình thức và địa điểm nộp lệ phí dự thi :

+ Qua tài khoản ngân hàng:

Đơn vị nhận lệ phí thi: Trường Đại học Giáo dục

Số tài khoản: 26010000791239; tại ngân hàng Đầu tư và phát triển chi nhánh Tây Hà Nội.

Khi chuyển khoản ghi rõ các thông tin sau: Họ tên; Ngày sinh; Lệ phí dự thi Thạc sỹ hoặc Tiến sỹ

+ Nộp trực tiếp bằng tiền mặt: Phòng Kế hoạch – Tài chính, Trường Đại học Giáo dục (phòng 301, nhà G7, 144 Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội)

9.  Địa điểm liên hệ

Phòng Đào tạo, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN.

Địa chỉ : Phòng 104, Nhà G7, 144 đường Xuân Thủy, Quận Cầu Giấy, Hà Nội. ĐT: 0247. 3017.123, Số máy lẻ 1104.

10. Xem danh sách phòng thi

Thí sinh dự thi tuyển sinh đào tạo thạc sĩ xem danh sách phòng thi, số báo danh và địa điểm thi tại địa chỉ http://education.vnu.edu.vn mục Thông báo (Trường không gửi giấy báo dự thi). Thời gian: trước ngày 18/04/2018 (đợt 1) và 12/9/2018 (đợt 2).

Nếu phát hiện sai sót cần báo ngay cho Hội đồng Tuyển sinh sau đại học tại địa chỉ phòng 103 nhà G7, hoặc theo số điện thoại 0247. 3017.123, Số máy lẻ 1103, trước ngày 21/04/2018 (đợt 1), 15/09/2018 (đợt 2).

11. Thời điểm công bố kết quả tuyển sinh

Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN thông báo kết quả thi cho các thí sinh dự thi trước ngày 12/05/2018 (đợt 1) và 06/10/2018 (đợt 2) trên trang web của Trường.

Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN nhận đơn đề nghị phúc khảo của thí sinh dự thi trước ngày 26/05/2018 (đợt 1) và 20/10/2018 (đợt 2).

12. Thời gian nhập học (dự kiến):  tháng 7 năm 2018 (đợt 1) và tháng 11 năm 2018 (đợt 2);

 Trân trọng thông báo./. 

07:02 01/02/2018

Sự kiện

Trường đại học giáo dục
Địa chỉ: Nhà G7, số 144 Xuân Thủy
Điện thoại: (024) 7301 7123
Email: education@vnu.edu.vn
 
© UED. All Rights Reserved.Quay trở lại website cũ