Sân khấu hóa trong giáo dục mầm non – Những vấn đề Lý luận

“Dạy học bằng hình thức kịch vải sân khấu hóa” là chủ đề mở đầu cho các tham luận tại Hội thảo khoa học quốc tế: “Giáo dục sớm trong thời đại công nghệ: những cơ hội và thách thức” do GS. TS. Yoshiko Fujita, đến từ Trường ĐH Shukutoku, Nhật Bản trình bày.

GS. TS. Yoshiko Fujita, đến từ Trường ĐH Shukutoku, Nhật Bản trình bày tham luận trực tuyến

Kịch vải sân khấu hóa là một hình thức dạy học mang tính chất chơi vừa là hoạt động nghệ thuật. Trẻ thực sự thấy thoải mái không gò bó trong khi chơi nhưng lại kích thích bản thân trẻ cố gắng hơn để hoàn thiện vai chơi của mình, mang lại niềm vui cho trẻ và hình thành tính trách nhiệm ở trẻ.

Với hình thức kịch vải sân khấu hóa, trẻ nhỏ sẽ được trải nghiệm thực tế, được hóa thân vào nhân vật, có cảm xúc và tự cảm nhận về nhân vật thay vì tiếp thu kiến thức một cách khô khan.

Người Nhật coi hình thức Kịch vải (Panel Theater) như một loại hình nghệ thuật. Bằng cách sử dụng những miếng vải dạ có độ bám dính được cắt, vẽ, dán thành hình các đồ vật, nhân vật ngộ nghĩnh, sáng tạo, có hiệu ứng 3D; kết hợp đồ dùng này với âm nhạc, câu chuyện, biểu cảm đã tạo ra hiệu ứng thị giác hấp dẫn, đưa trẻ vào những câu chuyện thú vị, gần gũi trong đời sống hằng ngày và mang tính giáo dục cao như: giúp trẻ làm quen với tiếng Anh, giáo dục tình cảm gia đình, khám phá khoa học, khám phá xã hội, hướng dẫn trẻ tập nấu ăn, chăm sóc cây cối, con vật…là một trong những học liệu sử dụng để vừa học vừa chơi một cách vui vẻ và nâng cao khả năng ghi nhớ, khả năng tập trung, sáng tạo và ý chí của trẻ. 

Kịch vải Thông qua tiếp cận gợi mở ban đầu, diễn giả đề cập đến một số hình thức có thể thực hiện khi áp dụng dạy học bằng hình thức kịch vải sân khấu hóa và hy vọng mở ra những cánh cửa mới cho giáo dục mầm non ở Việt Nam.

Cùng theo hướng nghiên cứu này, hiện nay Khoa Các Khoa học Giáo dục cũng đang triển khai các dự án dạy học thông qua hoạt động chơi. Những nghiên cứu lý luận và thực nghiệm đi trước đã khẳng định Học thông qua Chơi góp phần vào sự phát triển toàn diện của trẻ (về nhận thức, xã hội, cảm xúc, sáng tạo và thể chất).

Nhiều kỹ năng quan trọng để thành công trong thế kỷ 21 không dễ dàng được dạy trong lớp học. Thật khó để ‘dạy’ hợp tác theo cách truyền thống nhưng áp dụng Học thông qua Chơi thì điều này dễ dàng thực hiện được và có hiệu quả (Hirsch-Pasek & Golinkoff, 2003; Hirsh-Pasek et al., 2009;).

Thông qua chơi, học sinh tiểu học có thể hoạt động như những người học tự chủ, tương tác tích cực với xã hội, sáng tạo, ham tìm tòi và giải quyết vấn đề có suy nghĩ (Briggs & Hansen, 2012), những điều này được xác định là những kỹ năng cần thiết cho thế kỷ 12 và cung cấp một nền tảng cho việc học tập suốt đời.

Một số hình ảnh biểu diễn Kịch vải của các GS Trường Đại học Shukutoku, Nhật Bản cho các trường Mầm non tại Việt Nam. Chương trình trong khuôn khổ dự án hợp tác giữa Trường Đại học Giáo dục -ĐHQGHN với Đại học Shukutoku, Nhật Bản.

UED Media

01:12 28/12/2020

Sự kiện

Trường đại học giáo dục
Địa chỉ: Nhà G7, số 144 Xuân Thủy
Điện thoại: (024) 7301 7123
Email: education@vnu.edu.vn
 
© UED. All Rights Reserved.Quay trở lại website cũ