Thạc sĩ Đo lường và đánh giá trong giáo dục

CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO CHUẨN ĐHQGHN TRÌNH ĐỘ THẠC SĨ

ĐỊNH HƯỚNG: NGHIÊN CỨU

CHUYÊN NGÀNH: ĐO LƯỜNG VÀ ĐÁNH GIÁ TRONG GIÁO DỤC

MÃ SỐ: 60140120

(Ban hành theo Quyết định số 4245 /QĐ-ĐHQGHN, ngày 29  tháng 10 năm 2015

của Giám đốc Đại học Quốc gia Hà Nội)

PHẦN I. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Một số thông tin về chương trình đào tạo

Tên chuyên ngành đào tạo:

+ Tiếng Việt: Đo lường và Đánh giá trong giáo dục

+ Tiếng Anh: Educational Measurement and Assessment

Mã số chuyên ngành đào tạo: 60140120

Trình độ đào tạo: Thạc sĩ

-  Thời gian đào tạo: 2 năm

Tên văn bằng tốt nghiệp:

+ Tiếng Việt: Thạc sĩ chuyên ngành Đo lường và Đánh giá trong giáo dục

+Tiếng Anh: The Degree of Master in Educational Measurement and Assessment

- Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội

2. Mục tiêu của chương trình đào tạo

2.1. Mục tiêu chung

Đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Đo lường và Đánh giá trong giáo dục có phẩm chất đạo đức nghề nghiệp tốt; có năng lực thiết kế và triển khai các hoạt động đo lường và đánh giá trong giáo dục đáp ứng nhu cầu thực tiễn, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và phát hiện, giải quyết các vấn đề trong lĩnh vực đo lường và đánh giá trong giáo dục; tạo điều kiện, cơ sở cho học viên tiếp tục nghiên cứu và học tập trong lĩnh vực đo lường và đánh giá trong giáo dục.

2.2. Mục tiêu cụ thể

Chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Đo lường và Đánh giá trong giáo dục:

-  Có hiểu biết sâu về lý luận, các phương pháp thiết kế và tổ chức triển khai hoạt động đo lường và đánh giá; các kiến thức nền tảng liên quan khác trong lĩnh vực giáo dục;

-  Vận dụng được kiến thức chuyên môn và các kĩ năng trong lĩnh vực đánh giá để thiết kế và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ trong lĩnh vực đo lường và đánh giá trong giáo dục đáp ứng nhu cầu của xã hội;

-  Có ý thức cao về trách nhiệm nghề nghiệp và nguyên tắc đạo đức của người làm công tác đánh giá trong giáo dục;

-  Có những kĩ năng làm việc nhóm, làm việc độc lập và kĩ năng nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực đo lường và đánh giá.

3. Thông tin tuyển sinh

3.1. Hình thức tuyển sinh:

-  Môn Cơ bản: Đánh giá năng lực (Khối ngành Khoa học Tự nhiên)

-  Môn Cơ sở: Giáo dục học

   - Môn Ngoại ngữ: 1 trong 5 ngoại ngữ sau: Anh, Nga, Pháp, Đức, Trung Quốc.

3.2. Đối tượng tuyển sinh

Thí sinh dự tuyển vào chương trình đào tạo thạc sĩ chuyên ngành Đo lường và Đánh giá trong giáo dục phải đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

-  Có lí lịch bản thân rõ ràng, hiện không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;

-  Có bằng tốt nghiệp đại học chính quy;

-  Đáp ứng yêu cầu về kinh nghiệm công tác, cụ thể như sau:

+ Đối với bằng tốt nghiệp đại học chính quy loại khá trở lên: có ít nhất 01 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực giáo dục hoặc đo lường, đánh giá trong giáo dục tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi;  

+ Đối với bằng tốt nghiệp đại học chính quy dưới loại khá: có ít nhất 02 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực đo lường, đánh giá trong giáo dục tính từ ngày kí quyết định công nhận tốt nghiệp đại học đến ngày dự thi; 

-  Có đủ sức khỏe để học tập;

-  Đã hoàn thành chương trình bổ sung kiến thức (trừ trường hợp có bằng tốt nghiệp đại học các ngành thuộc 3 nhóm ngành: nhóm ngành Khoa học giáo dục 521401, nhóm ngành Đào tạo giáo viên 521402, nhóm ngành Tâm lý học 523104);

-  Nộp đầy đủ, đúng thủ tục, đúng thời hạn các văn bằng, chứng chỉ, giấy tờ và lệ phí dự thi theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và của Trường Đại học Giáo dục.

3.4. Danh mục các học phần bổ sung kiến thức

STT

Tên học phần

Số tín chỉ

1

Đại cương về tâm lý và tâm lý học nhà trường

3

2

Giáo dục học

3

3

Lý luận và Công nghệ dạy học

3

4

Đánh giá trong giáo dục

3

5

Quản lý hành chính nhà nước và quản lý ngành giáo dục và đào tạo

3

6

Tổ chức và quản lý cơ sở giáo dục và nhà trường

3

7

Đại cương Khoa học quản lý

3

 

Tổng

21

PHẦN II. CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Chuẩn về kiến thức chuyên môn, năng lực chuyên môn

1.1. Khối kiến thức chung

- Hiểu được nền tảng triết học, chủ nghĩa Mác – Lê Nin và tư tưởng Hồ Chí Minh, có phương pháp luận nghiên cứu khoa học tiên tiến áp dụng vào việc giải quyết các vấn đề của thực tiễn;

- Đạt trình độ ngoại ngữ tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (một trong 5 ngoại ngữ: Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung, Tiếng Đức).

1.2. Kiến thức cơ sở và chuyên ngành

- Làm chủ kiến thức chuyên ngành, có thể đảm nhiệm công việc của chuyên gia trong lĩnh vực Đo lường và Đánh giá trong giáo dục; có tư duy phản biện; có kiến thức lý thuyết chuyên sâu để có thể phát triển kiến thức mới và tiếp tục nghiên cứu ở trình độ tiến sĩ; có kiến thức tổng hợp về pháp luật, quản lý và bảo vệ môi trường liên quan đến lĩnh vực được đào tạo;

-  Hiểu và phân tích được các vấn đề có liên quan đến đo lường và đánh giá trong giáo dục;

-  Vận dụng được các kiến thức về tâm lý học, giáo dục học và quản lý giáo dục để giải quyết các vấn đề liên quan đến lĩnh vực đo lường và đánh giá trong giáo dục;

-  Hiểu biết sâu về lý thuyết và ứng dụng đo lường, đánh giá, các lý thuyết, phương pháp luận và quy trình đánh giá trong hoạt động thực tiễn của công tác đánh giá trong giáo dục, đảm bảo chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục tại các cơ sở giáo dục;

-  Có kiến thức chuyên sâu về thống kê trong giáo dục để xử lý và phân tích các dữ liệu bằng các phần mềm và viết báo cáo trong lĩnh vực đo lường đánh giá trong giáo dục.

1.3. Yêu cầu với luận văn tốt nghiệp

- Là một công trình nghiên cứu chuyên sâu về các vấn đề liên quan đến đo lường và đánh giá các cơ sở giáo dục, nhà trường, các lĩnh vực hoạt động trong nhà trường;

- Là công trình nghiên cứu của riêng học viên, nội dung luận văn đề cập và giải quyết trọn vẹn một vấn đề đo lường và đánh giá trong các cơ sở giáo dục. Kết quả nghiên cứu trong luận văn phải là kết quả lao động của chính tác giả và chưa được công bố trong bất cứ công trình nghiên cứu nào của tác giả khác;

- Nội dung và kết quả nghiên cứu của luận văn phải thể hiện tác giả nắm vững và vận dụng được các kiến thức về lý thuyết và thực tiễn để nghiên cứu các vấn đề chuyên môn và chứng tỏ được khả năng nghiên cứu của tác giả;

- Luận văn phải được trình bày mạch lạc, rõ ràng, theo trình tự: mở đầu, các chương, kết luận, danh mục công trình khoa học của tác giả liên quan đến luận văn, tài liệu tham khảo và phụ lục (nếu có);

- Được trình bày từ 70 đến 120 trang A4, được chế bản theo mẫu quy định; thông tin luận văn có dung lượng 3 đến 5 trang A4 được viết bằng Tiếng Việt và Tiếng Anh, trình bày những nội dung cơ bản, những điểm mới và những đóng góp quan trọng nhất của luận văn.

1.4. Về năng lực tự chủ và trách nhiệm

- Có năng lực phát hiện và giải quyết các vấn đề thuộc lĩnh vực đo lường và đánh giá trong giáo dục và đề xuất những sáng kiến có giá trị; có khả năng tự định hướng phát triển năng lực cá nhân, thích nghi với môi trường làm việc có tính cạnh tranh cao và năng lực dẫn dắt chuyên môn; đưa ra được những kết luận mang tính chuyên gia về các vấn đề phức tạp của chuyên môn, nghiệp vụ; bảo vệ và chịu trách nhiệm về những kết luận chuyên môn; có khả năng xây dựng, thẩm định kế hoạch; có năng lực phát huy trí tuệ tập thể trong quản lý và hoạt động chuyên môn; có khả năng nhận định đánh giá và quyết định phương hướng phát triển nhiệm vụ công việc được giao; có khả năng dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề lớn.

2. Chuẩn về kĩ năng

Sau khi tốt nghiệp, các thạc sĩ chuyên ngành Đo lường và Đánh giá trong giáo dục có các kỹ năng:

2.1. Kỹ năng nghề nghiệp

- Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp, không thường xuyên xảy ra, không có tính quy luật, khó dự báo; có kỹ năng nghiên cứu độc lập để phát triển và thử nghiệm những giải pháp mới, phát triển các công nghệ mới trong lĩnh vực Đo lường và Đánh giá trong giáo dục;

- Đề xuất, thiết kế và tổ chức triển khai được các hoạt động đo lường và đánh giá cụ thể trong giáo dục: xác định được mục đích,  tiêu chí, chọn lựa và sử dụng hiệu quả các phương pháp và công cụ đo lường và đánh giá phù hợp với lĩnh vực cụ thể của giáo dục;

-  Sử dụng thành thạo một số phần mềm chuyên dụng (SPSS, CONQUEST, QUEST, IATA, R…) để phân tích, đánh giá các công cụ và các kết quả đo lường và đánh giá trong giáo dục;

-  Giải thích và bình luận được kết quả của các hoạt động đo lường và đánh giá trong giáo dục;

-  Thực hiện được một số nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực đo lường và đánh giá trong giáo dục;

-  Thực hiện các công việc liên quan đến quản lý chất lượng giáo dục, đảm bảo chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục, đánh giá cơ sở giáo dục và chương trình đào tạo theo các bộ tiêu chuẩn/ tiêu chí xác định.

2.2. Kỹ năng bổ trợ

- Có kỹ năng ngoại ngữ chuyên ngành ở mức có thể hiểu được một báo cáo, tài liệu hay bài phát biểu về hầu hết các chủ đề trong công việc liên quan đến lĩnh vực Đo lường và đánh giá trong giáo dục; có thể diễn đạt bằng ngoại ngữ trong hầu hết các tình huống chuyên môn thông thường; có thể viết báo cáo liên quan đến công việc chuyên môn; có thể trình bày rõ ràng các ý kiến và phản biện một vấn đề kỹ thuật bằng ngoại ngữ;

-  Sử dụng được các kĩ năng về công nghệ thông tin trong lĩnh vực đo lường và đánh giá;

-  Phối hợp và sử dụng được các phương tiện, nguyên tắc và kĩ thuật giao tiếp bằng ngôn ngữ và phi ngôn ngữ phù hợp với từng tình huống; làm chủ được cảm xúc của bản thân, biết thuyết phục và chia sẻ trong môi trường làm việc về đo lường và đánh giá;

-  Giao tiếp hiệu quả với các thành viên trong hoạt động nhóm, nhằm mục đích hoàn thành nhiệm vụ chung của nhóm về đo lường và đánh giá trong giáo dục;

-  Lập kế hoạch, tổ chức, phối hợp và huy động được các nguồn lực cùng tham gia giải quyết nhiệm vụ, ra quyết định;

-  Tự đánh giá được điểm mạnh và điểm tồn tại trên cơ sở đối chiếu các yêu cầu của nghề nghiệp và yêu cầu thực tiễn với phẩm chất, năng lực của bản thân;

-  Sử dụng các kết quả tự đánh giá để lập được kế hoạch bồi dưỡng, phát triển năng lực nghề nghiệp cho bản thân.

3. Chuẩn về phẩm chất đạo đức

3.1. Trách nhiệm công dân

-  Tuân thủ nghiêm túc Hiến pháp, pháp luật của Nhà nước;

-  Có phẩm chất đạo đức, ý thức chính trị, ý thức xã hội và lối sống chuẩn mực của một công dân hiện đại;

        - Có ý thức và kỷ luật lao động.

3.2. Đạo đức, ý thức cá nhân, đạo đức nghề nghiệp, thái độ phục vụ

- Trung thực, khách quan, công bằng trong đánh giá và báo cáo kết quả đánh giá;

- Sáng tạo, linh hoạt, chủ động trong quá trình thực hiện công việc liên quan đến đo lường và đánh giá, các lĩnh vực khác trong giáo dục;

-  Có bản lĩnh, chịu được áp lực trong các công việc trong đo lường và đánh giá, các lĩnh vực khác trong giáo dục;

-  Ứng xử tốt, thân thiện và cộng tác với đồng nghiệp, đối tác theo những tiêu chuẩn về phẩm chất, đạo đức và nhân cách của người làm trong ngành giáo dục;

-  Làm việc với tác phong khoa học, thể hiện được tính chuyên nghiệp trong hoạt động đo lường và đánh giá.

3.3. Thái độ tích cực yêu nghề

         - Có ý thức học tập nâng cao trình độ chuyên môn;

         - Có ý thức xã hội, sẵn sàng tham gia các hoạt động xã hội và phục vụ cộng đồng liên quan đến chuyên môn Đo lường và Đánh giá.

4. Vị trí việc làm học viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp

Sau khi tốt nghiệp, các thạc sĩ chuyên ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục có thể đảm nhiệm các vị trí công việc:

-  Giảng viên giảng dạy về quản lý chất lượng giáo dục, đảm bảo chất lượng giáo dục, kiểm định chất lượng giáo dục và đánh giá trong giáo dục;

-  Phụ trách bộ phận/đơn vị hoạt động về khảo thí, đảm bảo chất lượng trong một cơ sở giáo dục;

-  Cán bộ chuyên môn tại các trung tâm/ phòng/ban khảo thí, kiểm định chất lượng giáo dục, đảm bảo chất lượng giáo dục trong các cơ sở giáo dục phổ thông, giáo dục đại học;

-  Chuyên gia tư vấn trong lĩnh vực đo lường và đánh giá trong giáo dục cho các cơ sở, tổ chức giáo dục và đào tạo.

5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp

- Sau khi tốt nghiệp học viên có đủ điều kiện và khả năng để tiếp tục học tập ở bậc tiến sĩ về đo lường và đánh giá hay chuyên ngành có liên quan trong hệ thống giáo dục quốc gia, quốc tế;

- Trên cơ sở những kiến thức, kỹ năng được đào tạo và ngoại ngữ, học viên có khả năng tự nghiên cứu và tiếp cận nguồn tri thức liên quan đến chuyên ngành trong và ngoài nước để cập nhật, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và khả năng, năng lực nghiên cứu.

6. Các chương trình, tài liệu chuẩn quốc tế mà đơn vị đào tạo tham khảo

-  Tên chương trình: Master of Evaluation;

- Tên cơ sở đào tạo, nước đào tạo: Department of Learning and Educational Development, Falculty of Education, University of Melbourne, Australia;

PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO

1. Tóm tắt yêu cầu của chương trình đào tạo

    Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo:                               64 tín chỉ

- Khối kiến thức chung :                                              07 tín chỉ

    - Khối kiến thức cơ sở và chuyên ngành:               42 tín chỉ

+ Bắt buộc:                                                                  21 tín chỉ

+ Tự chọn:                                                                   21/51 tín chỉ

    - Luận văn:                                                               15 tín chỉ

Nhấn vào đây để tải khung chương trình

Sự kiện

Trường đại học giáo dục
Địa chỉ: Nhà G7, số 144 Xuân Thủy
Điện thoại: (024) 7301 7123
Email: education@vnu.edu.vn
 
© UED. All Rights Reserved.Quay trở lại website cũ