NGÀNH: SƯ PHẠM SINH HỌC
MÃ SỐ: 7140213
(Ban hành theo Quyết định số 2174/QĐ-ĐHGD, ngày 20 tháng 12 năm 2018
của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục)
PHẦN I: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Một số thông tin về chương trình đào tạo
- Tên ngành đào tạo:
+ Tiếng Việt: Sư phạm Sinh học.
+ Tiếng Anh: Biology Teacher Education.
- Mã số ngành đào tạo: 7140213
- Danh hiệu tốt nghiệp: Cử nhân.
- Thời gian đào tạo: 04 năm.
- Tên văn bằng tốt nghiệp:
+ Tiếng Việt: Cử nhân ngành Sư phạm Sinh học.
+ Tiếng Anh: The Degree of Bachelor in Biology Teacher Education.
- Đơn vị đào tạo: Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc Gia Hà Nội.
2. Mục tiêu đào tạo
Đào tạo cử nhân sư phạm sinh học có trình độ tiên tiến về khoa học cơ bản, khoa học sinh học và giáo dục để sau khi tốt nghiệp có thể làm giáo viên Sinh học chất lượng cao tại các trường học trong hệ thống giáo dục quốc dân, đồng thời có thể đảm nhiệm các công việc nghiên cứu trong các cơ quan nghiên cứu về khoa học Sinh học, khoa học Giáo dục.
3. Thông tin tuyển sinh
Hình thức tuyển sinh: : Theo quy định của Đại học Quốc gia Hà Nội và đề án tuyển sinh hàng năm của Trường ĐHGD.
PHẦN II: CHUẨN ĐẦU RA CỦA CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO
1. Chuẩn đầu ra về kiến thức
1.1. Kiến thức chung
KT01. Hiểu được những nội dung cơ bản của đường lối đấu tranh cách mạng, các bài học về lí luận và thực tiễn của Đảng Cộng sản Việt Nam để có nhận thức và hành động đúng trong thực tiễn công tác giáo dục và đào tạo Việt Nam.
KT02. Vận dụng được các kiến thức về nguyên lý cơ bản của chủ nghĩa Mác Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh để có được nhận thức và hành động đúng trong cuộc sống, học tập và lao động nghề nghiệp giáo dục.
KT03. Hiểu và vận dụng được những kiến thức khoa học cơ bản về thể dục thể thao vàoquá trình tập luyện, tự rèn luyện để củng cố và tăng cường sức khỏe thể chất và tinh thần của cá nhân và cộng đồng.
KT04. Đánh giá và phân tích được các vấn đề an ninh, quốc phòng và có ý thức hành động phù hợp để bảo vệ Tổ quốc.
KT05. Cập nhật được các thành tựu mới của công nghệ thông tin trong nghề nghiệp, sử dụng được các phương tiện công nghệ thông tin trong học tập, nghiên cứu khoa học và công tác trong giáo dục.
KT06. Có kĩ năng nghe, nói, đọc, viết và giao tiếp ngoại ngữ đạt trình độ tương đương bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dành cho Việt Nam.
1.2. Kiến thức theo lĩnh vực
KT07. Hiểu được vai trò, mục đích, mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của giáo dục trong cuộc sống xã hội.
KT08. Phân tích được các yếu tố ảnh hưởng tới quá trình hình thành và phát triển tâm lý con người, mối quan hệ giữa quá trình dạy học và quá trình hình thành, phát triển tâm lý học sinh.
1.3. Kiến thức của khối ngành
KT09. Phân tích được những đặc điểm cơ bản của quá trình dạy học, của các công nghệ dạy học; mối quan hệ biện chứng giữa dạy và học để lựa chọn và vận dụng những phương pháp và công nghệ dạy học phù hợp vào thực tiễn dạy học.
KT10. Xây dựng được quy trình kiểm tra đánh giá học tập của học sinh từ khâu xác định mục đích, mục tiêu đến việc tổ chức kiểm tra, đánh giá. Thiết kế được các công cụ kiểm tra đánh giá và sử dụng kết quả kiểm tra đánh giá để điều chỉnh quá trình dạy học.
KT12. Phân tích được các thành tố cấu thành của chương trình giáo dục và quy trình phát triển chương trình giáo dục để vận dụng vào việc xây dựng, phát triển chương trình giáo dục của nhà trường và địa phương cũng như chương trình môn học.
KT13. Hiểu, phân tích được những kiến thức về môi trường học đường, về các đặc điểm tâm sinh lý của học sinh, các hoạt động xã hội, các hoạt động trải nghiệm sáng tạo để đề xuất được các biện pháp và tổ chức thực hiện các hoạt động giáo dục phù hợp với điều kiện của nhà trường.
KT14. Xác định và làm tốt vai trò của người giáo viên trong việc tư vấn học đường, giáo dục giá trị sống và kĩ năng sống cho học sinh.
KT15. Phân tích và vận dụng được các quan điểm lãnh đạo, chính sách về giáo dục của Đảng và Nhà nước vào thực tế dạy học
KT16. Thực hiện tốt vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của người giáo viên/cán bộ quản lí giáo dục được quy định trong Luật Giáo dục.
KT17. Xây dựng được quy trình, cách thức và kế hoạch triển khai nghiên cứu khoa học, từ khâu đặt vấn đề nghiên cứu, xác định nội dung cần nghiên cứu, lựa chọn phương pháp và công cụ nghiên cứu phù hợp, triển khai nghiên cứu, thu thập và phân tích số liệu hay kết quả nghiên cứu, đến khâu báo cáo kết quả của công trình nghiên cứu.
1.4. Kiến thức của nhóm ngành
KT18. Vận dụng và tích hợp các các kiến thức Toán học, Khoa học Tự nhiên, Khoa học về sự sống vào quá trình dạy học môn Sinh học và công việc nghiên cứu khoa học;
KT19. Vận dụng kiến thức về phương pháp dạy học môn Sinh học vào thực tế giảng dạy ở trường phổ thông nhằm nâng cao chất lượng dạy học, đồng thời tiếp cận nghiên cứu những vấn đề thuộc phương pháp dạy học môn Sinh học.
1.5. Kiến thức ngành
KT20. Phân tích, hệ thống, vận dụng những kiến thức khoa học Sinh học, những kĩ năng thực hành, thực tập trong lĩnh vực sinh học, tin học vào thực tế dạy học môn Sinh học cũng như vận dụng vào công việc nghiên cứu, xây dựng các dự án giáo dục, nghiên cứu các vấn đề thuộc khoa học sinh học;
KT21. Xác định được các nội dung kiến thức bổ trợ hữu ích cho việc dạy học môn Sinh học và nghiên cứu khoa học sinh học, khoa học giáo dục.
2. Chuẩn đầu ra về kĩ năng
2.1. Kĩ năng chuyên môn
2.1.1. Các kĩ năng nghề nghiệp
KN01. Có kỹ năng hoàn thành công việc phức tạp đòi hỏi vận dụng kiến thức lý thuyết và thực tiễn của ngành được đào tạo trong những bối cảnh khác nhau; có kỹ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá dữ liệu và thông tin, tổng hợp ý kiến tập thể và sử dụng những thành tựu mới về khoa học công nghệ để giải quyết những vấn đề thực tế hay trừu tượng trong lĩnh vực được đào tạo; có năng lực dẫn dắt chuyên môn để xử lý những vấn đề quy mô địa phương và vùng miền;
KN02. Lựa chọn hoặc xây dựng được các công cụ và sử dụng được các phương pháp thu thập, xử lý thông tin về người học; điều kiện cơ sở vật chất kĩ thuật phục vụ dạy – học; các điều kiện về môi trường nhà trường, gia đình và xã hội hỗ trợ cho việc dạy và học.
KN03. Sử dụng các thông tin xử lý được từ việc phân tích chương trình và nội dung môn học, tìm hiểu người học, môi trường để xác định được hệ thống mục tiêu kiến thức, kĩ năng, thái độ và các mục tiêu khác cần đạt được sau bài học, môn học.
KN04. Hiểu và xây dựng được các hình thức dạy học, phương pháp, phương tiện dạy học, công cụ dạy học cho từng nội dung cụ thể, phù hợp với khả năng và sở trường của bản thân, đối tượng và mục tiêu dạy học trong kế hoạch dạy học.
KN05. Khai thác và sử dụng được các điều kiện hỗ trợ trong triển khai dạy học, sử dụng các hình thức và phương pháp dạy học phù hợp; nhận diện và lựa chọn được phương án xử lý tốt các tình huống sư phạm nảy sinh.
KN06. Xây dựng và vận hành được quy trình kiểm tra – đánh giá học tập của học sinh và các điều kiện cần thiết để triển khai quy trình một cách hiệu quả.
KN07. Phát triển được chương trình phù hợp với đối tượng học sinh, nhà trường, địa phương.
KN08. Khai thác và sử dụng được các thông tin đánh giá kết quả học tập của người học, lưu trữ để hỗ trợ và theo dõi sự tiến bộ của người học, từ đó điều chỉnh và cải tiến chất lượng dạy học.
KN09. Xây dựng và triển khai được hồ sơ, kế hoạch dạy học, kế hoạch làm việc của giáo viên chủ nhiệm, kế hoạch giáo dục, quản lí học sinh cho năm học, học kì, từng tháng và tuần; xây dựng và tổ chức được các kế hoạch triển khai hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp phù hợp với mục tiêu giáo dục.
KN10 Giao tiếp, ứng xử chuẩn mực, phù hợp với từng đối tượng người học; tư vấn, hỗ trợ để người học tự giải quyết vấn đề của cá nhân một cách đúng đắn;định hướng, điều chỉnh hành vi, thái độ của người học đồng thời khơi dậy ở người học lòng tự trọng, tự tôn giá trị và ý thức tự hoàn thiện bản thân.
KN11. Xây dựng môi trường giáo dục lành mạnh, tích cựcvà tổ chức được các hoạt động trải nghiệm sáng tạo để phát triển tư chất, nhân cách đúng đắn cho học sinh.
2.1.2. Khả năng lập luận tư duy và giải quyết vấn đề
KN12. Phát hiện và giải quyết được những vấn đề nảy sinh trong quá trình xây dựng và triển khai kế hoạch dạy học môn Sinh học ở bậc phổ thông.
2.1.3. Khả năng nghiên cứu và khám phá kiến thức
KN14. Định hướng và xác định được các vấn đề nghiên cứu thuộc khoa học dạy học, khoa học sinh học, áp dụng các phương pháp, phương tiện nghiên cứu khoa học tiên tiến để triển khai, thực hiện có hiệu quả các đề tài nhằm cải tiến chất lượng dạy học.
2.1.4. Khả năng tư duy theo hệ thống
KN16. Sử dụng kiến thức liên môn để tổ chức hoạt động giáo dục một cách có hệ thống.
2.1.5. Bối cảnh xã hội và ngoại cảnh
2.1.6. Bối cảnh tổ chức
2.1.7. Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn
2.1.8. Năng lực sáng tạo, phát triển và dẫn dắt sự thay đổi trong nghề nghiệp
2.2. Kĩ năng bổ trợ
2.2.1. Các kĩ năng cá nhân
KN22. Sử dụng được công nghệ thông tin trong tìm kiếm thông tin phục vụ học tập, nghiên cứu và giảng dạy;
KN23. Tự đánh giá được điểm mạnh, điểm yếu và sự tiến bộ của bản thân.
2.2.2. Làm việc theo nhóm
2.2.3. Quản lí và lãnh đạo
2.2.4. Kĩ năng giao tiếp
2.2.5. Kĩ năng giao tiếp sử dụng ngoại ngữ
Về phẩm chất đạo đức
PC02. Sẵn sàng đương đầu với khó khăn và chấp nhận rủi ro, kiên trì, linh hoạt, tự tin, chăm chỉ, nhiệt tình, say mê, tự chủ, chính trực, phản biện, sáng tạo…
PC03. Trung thực trong nghiên cứu khoa học, tác phong làm việc chuyên nghiệp;
PC04. Có trách nhiệm với nghề nghiệp, tôn trọng người học; công tâm trong dạy học, trong quan hệ với học sinh, đồng nghiệp; minh bạch, công bằng trong đánh giá học sinh, đánh giá đồng nghiệp.
4. Vị trí việc làm mà sinh viên có thể đảm nhiệm sau khi tốt nghiệp
- Giáo viên, giảng viên môn Sinh học, môn Khoa học tự nhiên;
- Nghiên cứu viên trong lĩnh vực Sinh học và phương pháp dạy học môn Sinh học tại các viện, trung tâm và cơ quan nghiên cứu thuộc các Bộ, Ngành, các cơ sở đào tạo, các tổ chức quốc tế...;
- Đảm nhiệm được công tác tổ chức, quản lý việc dạy học bộ môn Sinh học tại các trường phổ thông, cơ quan quản lý giáo dục, các cơ sở đào tạo, viện nghiên cứu, giáo dục;
- Có thể làm việc trong các cơ quan quản lý tài nguyên sinh vật, tài nguyên môi trường, cơ sở sản xuất trong nước và nước ngoài, các tổ chức sử dụng lao động có kiến thức sinh học và sư phạm sinh học.
5. Khả năng học tập, nâng cao trình độ sau khi tốt nghiệp
Có nhiều cơ hội học tập trong nước và nước ngoài ở các bậc học cao hơn về chuyên ngành Sinh học, Lý luận và phương pháp dạy học bộ môn Sinh học.
PHẦN III: NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH ĐÀO TẠO – SINH HỌC
1. Tóm tắt yêu cầu của chương trình đào tạo:
Tổng số tín chỉ của chương trình đào tạo: |
140 tín chỉ |
|
- |
Khối kiến thức chung (chưa tính các HP GDTC; GDQPAN): |
16 tín chỉ |
- |
Khối kiến thức theo lĩnh vực: |
22 tín chỉ |
- |
Khối kiến thức theo khối ngành: |
16 tín chỉ |
|
+ Bắt buộc: |
10 tín chỉ |
|
+ Tự chọn: |
6 /15 tín chỉ |
- |
Khối kiến thức theo nhóm ngành: |
38 tín chỉ |
|
+ Bắt buộc: |
26 tín chỉ |
|
+ Tự chọn: |
12 /17 tín chỉ |
- |
Khối kiến thức ngành: |
48 tín chỉ |
|
+ Bắt buộc: |
31 tín chỉ |
|
+ Tự chọn: |
6 /24 tín chỉ |
|
+ Kiến thức thực tập và tốt nghiệp: |
11 tín chỉ |