1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Nguyễn Hoàng Đoan Huy 2. Giới tính: Nữ
3. Ngày sinh: 12/11/1983 4. Nơi sinh: Thừa Thiên Huế
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1221/QĐ-ĐHGD, ngày21/8/2020.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Đề tài nghiên cứu được giao: “Nghiên cứu bộ công cụ đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên trung học phổ thông đáp ứng chương trình giáo dục phổ thông sau 2020”, tại QĐ số 2689/QĐ-ĐHGD ngày 31/12/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục.
- Đề tài nghiên cứu được phép đổi tên thành: “Nghiên cứu bộ công cụ đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên trung học phổ thông đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông” tại Quyết định số 776/QĐ-ĐHGD ngày 13/5/2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Đề tài nghiên cứu được pháp đổi tên thành: “Nghiên cứu bộ công cụ đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông”, theo Quyết định số 2783/QĐ-ĐHGD ngày 24/9/2024.
- Quá trình đào tạo, nghiên cứu sinh được gia hạn thời gian đào tạo 18 tháng theo các quyết định: Quyết định số 1957/QĐ-ĐHGD ngày 9/8/2023 về việc cho phép nghiên cứu sinh khoá QH-2020-S (đợt 1) được kéo dài thời gian học tập lần 1 (6 tháng) và Quyết định Số 584/QĐ-ĐHGD ngày 7/02/2024 về việc cho phép nghiên cứu sinh Nguyễn Hoàng Đoan Huy, khoá QH-2020-S (đợt 1) được kéo dài thời gian học tập lần 2.
7. Tên đề tài luận án: Nghiên cứu bộ công cụ đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông trong bối cảnh đổi mới chương trình giáo dục phổ thông
8. Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục 9. Mã số: 91401.15.01
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học:
Cán bộ hướng dẫn 1: PGS. TS. Phạm Thị Thanh Hải
Cán bộ hướng dẫn 2: TS. Nguyễn Thị Kim Dung
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
(1) Về lý luận: Luận án đã tổng quan các nghiên cứu trong nước và quốc tế về xây dựng công cụ phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông, tập trung vào khái niệm, tầm quan trọng, đặc trưng và đánh giá phát triển chuyên môn giáo viên. Trên cơ sở phân tích lý luận và thực tiễn, luận án làm rõ khái niệm phát triển chuyên môn, các hình thức và yếu tố cấu thành phát triển chuyên môn giáo viên phổ thông. Đồng thời, nghiên cứu cũng đề cập yêu cầu đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018 đối với phát triển chuyên môn và thực trạng bồi dưỡng chuyên môn ở Việt Nam, tạo cơ sở cho việc xây dựng khung đánh giá phù hợp.
(2) Về thực tiễn: Luận án đề xuất được khung tiêu chí, bộ tiêu chí và ma trận xây dựng bộ công cụ đánh giá phát triển chuyên môn giáo viên phổ thông từ đó thiết kế bộ công cụ đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông gồm 3 công cụ đánh giá bao gồm: Bảng hỏi tự đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên; Bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý cơ sở giáo dục đánh giá sự phát triển chuyên môn của giáo viên; Hồ sơ phát triển chuyên môn của giáo viên. 02 công cụ được lựa chọn để thử nghiệm với phương pháp chuyên gia và phương pháp điều tra kết hợp thống kê toán học (Bảng hỏi tự đánh giá của giáo viên và Hồ sơ phát triển chuyên môn của giáo viên).
(3) Về phương pháp: Trên cơ sở tổng quan những phương pháp xây dựng công cụ đánh giá phát triển chuyên môn cho giáo viên phổ thông nói riêng và xây dựng công cụ đánh giá trong nghiên cứu khoa học xã hội nói chung, luận án đã đề xuất một quy trình xây dựng và chuẩn hóa công cụ đánh giá đảm bảo tính khoa học và hiện đại. Phương pháp này do luận án đề xuất có thể được áp dụng cho việc xây dựng và chuẩn hóa các bộ công cụ đo lường và đánh giá trong giáo dục ở Việt Nam.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn
Các kết quả của luận án có tiềm năng ứng dụng cao trong thực tiễn giáo dục Việt Nam. Khung tiêu chí, bộ tiêu chí và bộ công cụ đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông được thiết kế phù hợp với bối cảnh giáo dục hiện nay, đặc biệt là trong giai đoạn thực hiện đổi mới chương trình giáo dục phổ thông 2018. Các công cụ như bảng hỏi tự đánh giá, bảng hỏi dành cho cán bộ quản lý và hồ sơ phát triển chuyên môn có thể được sử dụng để đánh giá toàn diện sự phát triển chuyên môn của giáo viên, hỗ trợ các trường học và cơ quan quản lý giáo dục trong việc theo dõi, đánh giá và nâng cao chất lượng giảng dạy. Đặc biệt, bảng hỏi tự đánh giá và hồ sơ phát triển chuyên môn không chỉ khuyến khích giáo viên tự nhận thức và cải tiến năng lực nghề nghiệp mà còn góp phần xây dựng văn hóa phản ánh và học tập liên tục trong môi trường giáo dục. Các công cụ này cũng cung cấp cơ sở dữ liệu để các cán bộ quản lý ra quyết định liên quan đến bồi dưỡng, phân công công việc và cải thiện chất lượng giảng dạy. Ngoài ra, quy trình xây dựng và chuẩn hóa công cụ đánh giá mà luận án đề xuất có thể được áp dụng rộng rãi trong nghiên cứu khoa học xã hội và giáo dục ở Việt Nam, góp phần nâng cao độ tin cậy và giá trị của các nghiên cứu đo lường trong lĩnh vực này.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
Xuất phát từ kết quả nghiên cứu và hạn chế đã dự tính, hướng nghiên cứu tiếp theo có thể tập trung vào việc mở rộng ứng dụng bộ công cụ đánh giá phát triển chuyên môn của giáo viên phổ thông, đồng thời bổ sung các chỉ số đo lường định lượng để nâng cao độ chính xác và chi tiết. Việc triển khai các phương pháp phân tích dữ liệu phức tạp như phân tích đa chiều sẽ cung cấp những đánh giá toàn diện hơn về mức độ phát triển chuyên môn trong bối cảnh đổi mới giáo dục phổ thông. Ngoài ra, cần thử nghiệm bộ công cụ trên các cấp học khác để kiểm tra tính phù hợp và hiệu lực, cũng như triển khai và xác thực phiếu khảo sát dành cho cán bộ quản lý để đánh giá quá trình phát triển chuyên môn của giáo viên từ nhiều góc nhìn khác nhau.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
Ngày tháng năm 20
Nghiên cứu sinh
(Kí và ghi rõ họ tên)
INFORMATION ON DOCTORAL THESIS
1. Full name: Nguyễn Hoàng Đoan Huy 2. Sex: Female
3. Date of birth: November 12, 1983 4. Place of birth: Thừa Thiên Huế
5. Admission decision number: 1221/QĐ-ĐHGD 6. Dated: August 21, 2020
7. Changes in academic process:
8. Official thesis title: Research on Developing Assessment Tools for the Professional Development of School Teachers in the Context of the General Education Curriculum Reform
9. Major: Measurement and Assessment in Education
10. Code: 91401.15.01
11. Supervisors:
12. Summary of the new findings of the thesis:
13. Practical applicability, if any
The results of the thesis have high practical applicability in Vietnam's education system. The proposed evaluation framework and tools are tailored to the context of the 2018 General Education Curriculum Reform. These tools can comprehensively assess teacher professional development and provide valuable data for improving teaching quality. They support school administrators in decision-making related to professional development planning and teacher evaluations. Furthermore, the self-assessment questionnaire and the portfolio encourage teachers to self-reflect and continuously improve their professional skills, fostering a culture of reflective practice and lifelong learning in schools.
14. Further research directions, if any
Based on the research outcomes and anticipated limitations, future studies could focus on expanding the application of these tools to other educational levels and contexts. Quantitative indicators could be added to enhance accuracy and detail, and advanced data analysis methods, such as multidimensional analysis, could be applied to obtain comprehensive insights into teacher professional development. Additionally, the tools could be adapted and tested for use in evaluating school administrators' perspectives on teacher professional development.
15. Thesis-related publications:
Date: ………………………
Signature: …………………
Full name: …………………