Thông tin về luận án tiến sĩ của NCS Lê Phương Thúy

Thông tin vỀ luẬn án tiẾn sĩ

 

 

1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Lê Phương Thúy            2. Giới tính: Nữ

3. Ngày sinh: 28/02/1995                                                 4. Nơi sinh: Hà Nội

5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh số: 1126/QĐ-ĐHQG, ngày 18/06/2021

6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:

- Quyết định 1813/QĐ-ĐHGD, ngày 05/10/2022 cho phép chỉnh sửa tên đề tài luận án từ “Xây dựng tiêu chí đánh giá mức độ lo âu của học sinh trung học phổ thông thành phố Hà Nội” (tại Quyết định số 1707/QĐ-ĐHQG, ngày 30/09/2021, của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo Dục) thành “Đánh giá đặc điểm tâm lý trực tuyến của học sinh trung học phổ phông”. 

- Quyết định 82/QĐ-ĐHGD, ngày 17/01/2023 cho phép chỉnh sửa tên đề tài luận án từ “Đánh giá đặc điểm tâm lý trực tuyến của học sinh trung học phổ phông” thành “Xây dựng bộ công cụ đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh trung học phổ thông trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến”.

- Quyết định 1985/QĐ-ĐHGD, ngày 11/07/2024 cho phép chỉnh sửa tên đề tài luận án từ Xây dựng bộ công cụ đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh trung học phổ thông trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến” thành “Đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh trung học phổ thông trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến”.

- Gia hạn học tập lần 1 (6 tháng) theo quyết định 1737/QĐ-ĐHQG ngày 17/06/2024

- Gia hạn học tập lần 2 (6 tháng) theo quyết định 3809/QĐ-ĐHQG ngày 19/12/2024

7. Tên đề tài luận án: Đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh trung học phổ thông trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến

8. Chuyên ngành: Đo lường và Đánh giá trong giáo dục    9. Mã số: 9140115

10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Nguyễn Vũ Bích Hiền,
 PGS.TS. Trần Văn Công

11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:

Luận án đã cung cấp cơ sở lý luận và tổng quan các nghiên cứu có liên quan đến đề tài, bao gồm những nghiên cứu về đánh giá đặc điểm tâm lý cá nhân của người học trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến và những nghiên cứu về các đặc điểm tâm lý liên quan đến hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến. Dựa trên phân tích những điểm đặc trưng của các khung lý thuyết trước đó, luận án đề xuất khung lý thuyết cho nghiên cứu hiện tại.

Luận án đã xây dựng bộ công cụ đánh giá đặc điểm tâm lý cá nhân của học sinh Trung học phổ thông trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến, đảm bảo các tiêu chí về độ tin cậy, độ giá trị và tính thực tiễn. Thông qua phân tích CFA và kiểm định SEM từ kết quả khảo sát dựa trên bộ công cụ, có thể thấy rằng mô hình nghiên cứu phù hợp với dữ liệu thực chứng.

Luận án đánh giá tác động của 5 đặc điểm tâm lý cá nhân của học sinh Trung học phổ thông trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến là Nhiễu tâm, Tận Tâm, Hướng ngoại, Cởi mở và Đồng thuận đối với đặc điểm tâm lý khác liên quan đến hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến Động lực học tập, Sự tự tin vào năng lực công nghệ, Tham gia lớp học trực tuyến và Tương tác trực tuyến. Kết quả nghiên cứu cho thấy, Tận tâm là yếu tố duy nhất có tương quan với tất cả các đặc điểm tâm lý có liên quan đến hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến, và là tương quan thuận. Đặc điểm Hướng ngoại có tương quan nghịch với Tham gia lớp học trực tuyến. Đây là một phát hiện thú vị của luận án. Đồng thời, luận án cũng đã tìm ra những tác động trực tiếp và tác động gián tiếp giữa các biến được đo lường trong mô hình.

12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Bộ công cụ đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh THPT trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến có thể được áp dụng tại các trường THPT tại thành phố Hà Nội để đánh giá các đặc điểm tâm lý cá nhân, động lực học tập, sự tự tin vào năng lực công nghệ và sự tham gia học tập trực tuyến của học sinh THPT. Từ đó, giáo viên và các nhà quản lý có những hình thức giáo dục học sinh phù hợp.

13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo: Hướng nghiên cứu tiếp theo có thể xây dựng bảng khảo sát để giáo viên và những nhà quản lý giáo dục đánh giá về học sinh THPT nhằm làm tăng tính khách quan cho kết quả nghiên cứu. Thực hiện nhiều nghiên cứu đánh giá về các đặc điểm tâm lý khác trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến.

14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:

Lê Phương Thúy, Vũ Thu Hà, Lê Phú Vương, Nguyễn Văn Thiệu (2021). Ảnh hưởng của mức độ sử dụng mạng xã hội đến cô đơn trực tuyến của học sinh trung học phổ thông tại một số trường tại Hà Nội. Tạp chí Thiết bị Giáo dục, số 254, kì 1 tháng 12/2021. ISSN: 1859-0810

Lê Phương Thúy, Nguyễn Văn Thiệu, Lê Phú Vương, Vũ Thu Hà (2021). Khảo sát mức độ cô đơn trực tuyến của học sinh Trung học phổ thông trên một số trường tại Hà Nội. Tạp chí Khoa học Quản lý & Công nghệ, số 19 Quý 4/2021. ISSN: 2525-2348

Lê Phương Thúy, Trần Văn Công (2022). Cyberpsychology issues in adolescents: A systematic literature review. Kỷ yếu Chuỗi hội thảo khoa học liên ngành 2021 Diderot advanced academic seminars 2021 Tập 2 - part 2, NXB ĐHQGHN. ISBN: 978-604-352-095-8

Lê Phương Thúy, Trần Văn Công (2022). Đánh giá tâm lý trực tuyến. Kỷ yếu hội thảo Nafosted lần 2: Ảnh hưởng của Internet đến giao tiếp giữa cha mẹ và con cái trong gia đình Việt nam ở Khu vực Đô thị. Đề tài mã số : 504.05-2020.301

Lê Phương Thúy, Trần Văn Công (2023). A systematic literatre review of learners’ psychological characteristics in the cyber world. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế Tâm lý học, Giáo dục học trong bối cảnh biến đổi xã hội. NXB Dân Trí, tr. 597-608. ISBN: 978-604-88-7128-4

Lê Phương Thúy (2023). Emerging educational landscapes: A study on students’ learning forms and interactions in the digital age. Kỷ yếu hội thảo Hafpes 3, tr 418-427. ISBN: 978-604-369-697-4

Lê Phương Thúy (2023). Thử nghiệm công cụ đánh giá đặc điểm tâm lý học sinh trong hoạt động học tập trên môi trường trực tuyến. Kỷ yếu hội thảo khoa học quốc tế: Xu thế mới trong đào tạo Tiếng Anh tại các trường Đại học đa ngành và liên ngành. Teaching English for Specific purposes: Perspectives, policies and practices. Nhà Xuất Bản Đại Học Quốc Gia Hà Nội. tr. 73-82. ISBN: 978-604-369-478-9

 

 

 

Ngày       tháng     năm 20

Nghiên cứu sinh

(Kí và ghi rõ họ tên)

 

 

 

 

 

 

INFORMATION ON DOCTORAL THESIS

 

 

1. Full name : Le Phuong Thuy                          2. Sex: Female

3. Date of birth: 28/02/1995                                 4. Place of  birth: Ha Noi

5. Admission decision number: 1126/QĐ-ĐHQG     Dated: 18/06/2021  

6. Changes in academic process:

  • Decision No. 1813/QĐ-ĐHGD, dated October 5, 2022, approved the modification of the dissertation title from “Developing Criteria for Assessing the Anxiety Levels of High School Students in Hanoi” (as stated in Decision No. 1707/QĐ-ĐHQG, dated September 30, 2021) to “Assessing the Cyber Psychological Characteristics of High School Students”
  • Decision No. 82/QĐ-ĐHGD, dated January 17, 2023, approved the modification of the dissertation title from “Assessing the Cyber Psychological Characteristics of High School Students” to “Developing a Toolset for Assessing the Psychological Characteristics of High School Students in Cyber Environment’s Learning Activities”
  • Decision No. 1985/QĐ-ĐHGD, dated July 11, 2024, approved the modification of the dissertation title from “Developing a Toolset for Assessing the Psychological Characteristics of High School Students in Cyber Environment’s Learning Activities” to Assess High School Students’ Psychological Characteristics in Cyber Environment's Learning Activities”

- The first extension of study (6 months) according to Decision 1737/QD-DHQG dated June 17, 2024

- The second extension of study (6 months) according to Decision 3809/QD-DHQG dated December 19, 2024

7. Official thesis title: Assess High School Students’ Psychological Characteristics in Cyber Environment's Learning Activities

8. Major: Evaluation and assessment in education                9. Code:  9140115

10. Supervisors: Assoc. Prof. PhD. Nguyen Vu Bich Hien
                        Assoc. Prof. PhD. Tran Van Cong

11. Summary of the new findings of the thesis:

The dissertation has provided a theoretical basis and an overview of studies related to the topic, including studies on assessing the personal psychological characteristics of learners in cyber environment learning activities and studies on psychological characteristics related to in cyber environment learning activities. Based on the analysis of the characteristics of previous theoretical frameworks, the thesis proposes a theoretical framework for the current study.

The dissertation has developed a toolkit to assess the personal psychological characteristics of high school students in cyber environment learning activities, ensuring the criteria of reliability, validity and practicality. Through CFA analysis and SEM testing from the survey results based on the toolkit, it can be seen that the research model is consistent with the empirical data.

The thesis evaluates the impact of 5 personal psychological characteristics of high school students in cyber environment learning activities, namely Neuroticism, Conscientiousness, Extraversion, Openness and Agreeableness on other psychological characteristics related to cyber environment learning activities: Learning Motivation, Technological Self-Efficacy, Online Class Engagement and Online Interaction. The research results show that Conscientiousness is the only factor that correlates with all psychological characteristics related to cyber environment learning activities, and is positively correlated. Extraversion is negatively correlated with Online Class Engagement. This is an interesting finding of the dissertation. At the same time, the dissertation also found direct and indirect effects between the variables measured in the research model.

12. Practical applicability, if any: The psychological assessment tool for high school students in cyber environment learning activities can be applied in high schools in Hanoi to evaluate students' personal psychological characteristics, technological self-efficacy, online class engagement. Based on these assessments, teachers and administrators can develop appropriate educational strategies for students.

13. Further research directions, if any: Future research could focus on developing survey instruments for teachers and educational administrators to evaluate high school students, enhancing the objectivity of research findings. Additionally, further studies could explore other psychological characteristics related to students' learning experiences in cyber environments.

14. Thesis-related publications:

Le Phuong Thuy, Vu Thu Ha, Le Phu Vuong, Nguyen Van Thieu (2021). The impact of social media usage on online loneliness of high school students at some schools in Hanoi. Journal of Educational Equipment, No. 254, Issue 1, December 2021. ISSN: 1859-0810

Le Phuong Thuy, Nguyen Van Thieu, Le Phu Vuong, Vu Thu Ha (2021). Survey of online loneliness of high school students at some schools in Hanoi. Journal of Management Science & Technology, No. 19, Quarter 4, 2021. ISSN: 2525-2348

Le Phuong Thuy, Tran Van Cong (2022). Cyberpsychology issues in adolescents: A systematic literature review. Proceedings of the 2021 Diderot Advanced Academic Seminars Series Volume 2 - Part 2, VNU Publishing House. ISBN: 978-604-352-095-8

Le Phuong Thuy, Tran Van Cong (2022). Online psychological assessment. Proceedings of the 2nd Nafosted Conference: The Impact of the Internet on Communication Between Parents and Children in Vietnamese Families in Urban Areas. Project code: 504.05-2020.301

Le Phuong Thuy, Tran Van Cong (2023). A systematic literatre review of learners’ psychological characteristics in the cyber world. Proceedings of the International Scientific Conference on Psychology, Education in the Context of Social Change. Dan Tri Publishing House, pp. 597-608. ISBN: 978-604-88-7128-4

Le Phuong Thuy (2023). Emerging educational landscapes: A study on students’ learning forms and interactions in the digital age. Proceedings of the Hafpes 3 conference, pp. 418-427. ISBN: 978-604-369-697-4

Le Phuong Thuy (2023). Testing a tool to assess students’ psychological characteristics in learning activities in an online environment. Proceedings of the international scientific conference: New trends in English training at multidisciplinary and interdisciplinary universities. Teaching English for Specific purposes: Perspectives, policies and practices. Hanoi National University Publishing House. pp. 73-82. ISBN: 978-604-369-478-9

                                                                

                                                                              Date: ………………………

                                                                              Signature: …………………

                                                                              Full name: …………………

 

05:03 27/03/2025

Sự kiện

Trường đại học giáo dục
Địa chỉ: Nhà G7, số 144 Xuân Thủy
Điện thoại: (024) 7301 7123
Email: education@vnu.edu.vn
 
© UED. All Rights Reserved.Quay trở lại website cũ