Đề án tuyển sinh năm ĐHCQ năm 2021 của Trường Đại học Giáo dục - ĐHQGHN

Trường Đại học Giáo dục (ĐHGD) thông báo Đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2021 như sau: Sinh viên đại học chính quy của Trường ĐHGD được tiếp cận các quỹ học bổng của trường, của ĐHQGHN và của các nhà tài trợ khác nhau với nhiều mức khác nhau. Ngoài ra, nhà trường còn có nhiều vị trí thực tập làm bán thời gian có trả công dành cho các sinh viên đáp ứng tiêu chí chọn. Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền học phí và sinh hoạt phí. Thủ tục, tiêu chuẩn được hỗ trợ thực hiện theo quy định của Nhà nước.

ĐỀ ÁN TUYỂN SINH NĂM 2021

 (Kèm theo công văn số:  496/ĐHGD-ĐT ngày 30/3/2021

của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục)

Trường Đại học Giáo dục (ĐHGD) thông báo Đề án tuyển sinh đại học chính quy năm 2021 như sau:

Sinh viên đại học chính quy của Trường ĐHGD được tiếp cận các quỹ học bổng của trường, của ĐHQGHN và của các nhà tài trợ khác nhau với nhiều mức khác nhau.

Ngoài ra, nhà trường còn có nhiều vị trí thực tập làm bán thời gian có trả công dành cho các sinh viên đáp ứng tiêu chí chọn.

Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền học phí và sinh hoạt phí. Thủ tục, tiêu chuẩn được hỗ trợ thực hiện theo quy định của Nhà nước.

I. Thông tin chung

1.1. Tên trường, sứ mệnh, địa chỉ các trụ sở (cơ sở và phân hiệu) và địa chỉ trang web

          - Tên Trường: Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.

          - Mã Trường: QHS

          - Địa chỉ: Nhà G7, 144, Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội, Việt Nam.

          - Điện thoại: (84-247) 3017 123

          - Website: http://www.education.vnu.edu.vn

          - Email: education@vnu.edu.vn (hoặc phongdaotaodhgd@vnu.edu.vn)

Trường Đại học Giáo dục (ĐHGD) – Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) là cơ sở đào tạo đại học và nghiên cứu chất lượng cao, trình độ cao trong lĩnh vực khoa học và công nghệ giáo dục, ứng dụng cho đào tạo giáo viên, cán bộ quản lý và các nhóm nhân lực khác trong lĩnh vực giáo dục. Với triết lý giáo dục của nhà trường là nhân bản và khai phóng, hướng đến mục tiêu giáo dục là đào tạo người học có nhân cách trưởng thành, vững kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề trong công việc.

          Với quan điểm phát triển trở thành “trung tâm nghiên cứu và đào tạo hàng đầu Việt Nam, từng bước đạt chuẩn khu vực trong đào tạo và nghiên cứu về khoa học giáo dục, đào tạo giáo viên, cán bộ lãnh đạo, quản lý giáo dục và cán bộ làm việc trong giáo dục”, trong lĩnh vực đào tạo giáo viên trình độ đại học, Trường đã vận dụng triệt để lợi thế này thông qua mô hình đào tạo a + b. Trong mô hình này, khối kiến thức chung và khối kiến thức về khoa học cơ bản do giảng viên các  trường đại học thành viên giảng dạy (Trường Đại học Khoa học Tự nhiên, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Trường Đại học Công nghệ, Trường Đại học Ngoại ngữ,…). Trường ĐHGD tổ chức đào tạo khối kiến thức Khoa học giáo dục – Đào tạo giáo viên, trong đó, Trường ĐHGD là đơn vị quản lý chương trình đào tạo, quản lý sinh viên và cấp bằng tốt nghiệp, các trường đại học thành viên của ĐHQGHN là đơn vị phối hợp đào tạo. Bên cạnh đó, Nhà trường luôn dành những nguồn lực tốt nhất để triển khai đào tạo cho những  ngành mới nhưng cũng đầy tiềm năng như Quản trị Trường học, Quản trị Công nghệ Giáo dục, Quản trị chất lượng Giáo dục, Tham vấn học đường, Khoa học Giáo dục, Sư phạm Khoa học tự nhiên, Sư phạm Lịch sử và Địa lý, Giáo dục Mầm non, Giáo dục Tiểu học. Đây là những ngành được đào tạo đáp ứng với yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông mới, phù hợp với xu thế phát triển, hội nhập quốc tế.

2. Quy mô đào tạo đến ngày 31/12/2020 (người)

STT

Khối/ngành/chuyên ngành

đào tạo

THPT

Số nghiên cứu sinh

Số học viên cao học

Số sinh viên đại học

Chính quy

Bằng kép

VLVH

I

 Khối ngành I: Khoa học giáo dục và đào tạo giáo viên

1

Quản lý giáo dục

 

61

365

 

 

27

2

Quản trị trường học

 

 

23

505

 

 

3

Khoa học giáo dục

 

 

 

 

 

4

Quản trị công nghệ giáo dục

 

 

 

 

 

5

Quản trị chất lượng giáo dục

 

 

 

 

 

6

Tham vấn học đường

 

 

22

 

 

7

Đo lường và Đánh giá trong

giáo dục

 

29

41

 

 

 

8

Sư phạm Toán học

 

 

 

791

30

39

9

Sư phạm Vật lý

 

 

 

 

 

10

Sư phạm Hóa học

 

 

 

 

 

11

Sư phạm Sinh học

 

 

 

 

 

12

Sư phạm Khoa học Tự nhiên

 

 

 

 

35

13

Sư phạm Ngữ văn

 

 

 

479

4

48

14

Sư phạm Lịch sử

 

 

 

 

 

15

Sư phạm Lịch sử Địa lý

 

 

 

 

39

16

Giáo dục mầm non

 

 

 

89

 

271

17

Giáo dục tiểu học

 

 

 

103

 

228

18

LL&PPDH bộ môn Toán

 

 

275

 

 

 

19

LL&PPDH bộ môn Vật lý

 

 

72

 

 

 

20

LL&PPDH bộ môn Hóa học

 

 

56

 

 

 

21

LL&PPDH bộ môn Sinh học

 

 

23

 

 

 

22

LL&PPDH bộ môn Ngữ văn

 

 

55

 

 

 

23

LL&PPDH bộ môn Lịch sử

 

 

21

 

 

 

24

Lý luận, phương pháp và công nghệ dạy học

 

4

 

 

 

 

II

Khối ngành VII: Khoa học xã hội và hành vi

25

Tâm lý học lâm sàng trẻ em và
vị thành niên

 

15

45

 

 

 

III

Trường Trung học phổ thông

27

Trường THPT KHGD

1088

 

 

 

 

 

 

Tổng cộng:

1088

109

998

1967

34

760

II. Thông tin về tuyển sinh chính quy của 2 năm gần nhất

1. Phương thức tuyển sinh của 2 năm gần nhất

          Trường ĐHGD xét tuyển theo nhóm ngành dựa trên kết quả của kỳ thi THPT Quốc gia; xét tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&ĐT và của ĐHQGHN.

2. Điểm trúng tuyển của 2 năm gần nhất

STT

Nhóm ngành/ngành

Năm tuyển sinh -2 (2019)

Năm tuyển sinh -1 (2020)

Chỉ tiêu

Số TT/Nhập học

Điểm TT

Chỉ tiêu

Số TT/Nhập học

Điểm TT

 

I

Nhóm ngành: Toán và khoa học tự nhiên (GD1),

gồm các ngành:

200

194/179

19.50

300

280

22.75

 

  1.  

Sư phạm Toán học

90

 

  1.  

Sư phạm Vật lý

10

 

  1.  

Sư phạm Hóa học

10

 

  1.  

Sư phạm Sinh học

10

 

  1.  

Sư phạm Khoa học

Tự nhiên

80

 

II

Nhóm ngành: Sư phạm Ngữ văn, Lịch sử, Lịch sử và Địa lý (GD2):

gồm các ngành:

100

103/88

22.00

200

190

22.3

 

  1.  

Sư phạm Ngữ văn

90

 

 

 

 

 

 

  1.  

Sư phạm Lịch sử

10

 

 

 

 

 

 

  1.  

Sư phạm Lịch sử và Địa lý

Chưa tuyển sinh

 

 

 

 

III

Nhóm ngành: Khoa học giáo dục và khác (GD3):

gồm các ngành:

275

248/216

16.00

240

258

17.0

 

 9.

Quản trị trường học

55

 

  1.  

Khoa học giáo dục

55

 

  1.  

Quản trị chất lượng

giáo dục

55

 

  1.  

Quản trị công nghệ giáo dục

55

 

  1.  

Tham vấn học đường

55

 

IV

Giáo dục tiểu học

Chưa tuyển sinh

105

103

25.3

 

V

Giáo dục mầm non

Chưa tuyển sinh

120

89

19.25

 

 

Tổng cộng

575

545/483

X

965

920

 

III. Thông tin về các điều kiện đảm bảo chất lượng

1.  Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu

Trường Đại học Giáo dục là đơn vị thành viên của ĐHQGHN, vì vậy ngoài cở sở vật chất nhà trường trực tiếp quản lý, nhà trường được sử dụng chung cơ sở vật chất (Hội trường, giảng đường, phòng học các loại, phòng đa năng, , thư viện, ký túc xá trung tâm học liệu, trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, thực nghiệm, cơ sở thực hành, thực tập, luyện tập) của ĐHQGHN.

Dưới đây chỉ thống kê cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu dành cho các khối kiến thức chuyên ngành về Khoa học giáo dục và Đào tạo giáo viên.

1.1. Thống kê diện tích đất, diện tích sàn xây dựng, ký túc xá

- Tổng diện tích đất của trường: Trường ĐHGD là đơn vị thành viên của ĐHQGHN, vì vậy nhà trường được sử dụng chung cơ sở vật chất (Hội trường, giảng đường, phòng học các loại, phòng đa năng, phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên cơ hữu, thư viện, trung tâm học liệu, trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, thực nghiệm, cơ sở thực hành, thực tập, luyện tập) của ĐHQGHN.

- Số chỗ ở ký túc xá sinh viên: Đủ chỗ ở nội trú cho 300 sinh viên.

1.2. Thống kê các phòng thực hành, phòng thí nghiệm và các trang thiết bị

III. Thông tin về các điều kiện đảm bảo chất lượng

1.  Cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu

Trường Đại học Giáo dục là đơn vị thành viên của ĐHQGHN, vì vậy ngoài cở sở vật chất nhà trường trực tiếp quản lý, nhà trường được sử dụng chung cơ sở vật chất (Hội trường, giảng đường, phòng học các loại, phòng đa năng, , thư viện, ký túc xá trung tâm học liệu, trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, thực nghiệm, cơ sở thực hành, thực tập, luyện tập) của ĐHQGHN.

Dưới đây chỉ thống kê cơ sở vật chất phục vụ đào tạo và nghiên cứu dành cho các khối kiến thức chuyên ngành về Khoa học giáo dục và Đào tạo giáo viên.

1.1. Thống kê diện tích đất, diện tích sàn xây dựng, ký túc xá

- Tổng diện tích đất của trường: Trường ĐHGD là đơn vị thành viên của ĐHQGHN, vì vậy nhà trường được sử dụng chung cơ sở vật chất (Hội trường, giảng đường, phòng học các loại, phòng đa năng, phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên cơ hữu, thư viện, trung tâm học liệu, trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, thực nghiệm, cơ sở thực hành, thực tập, luyện tập) của ĐHQGHN.

- Số chỗ ở ký túc xá sinh viên: Đủ chỗ ở nội trú cho 300 sinh viên.

1.2. Thống kê các phòng thực hành, phòng thí nghiệm và các trang thiết bị

TT

Tên

Các trang thiết bị chính

 

1

Phòng thực hành thí nghiệm Lý

Phòng thí nghiệm đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để thực hành các kỹ năng dạy học thí nghiệm Vật lý bậc phổ thông.

  • Thiết bị Đo lường
  • Thiết bị Lắp ghép,
  • Tĩnh điện,
  • Pin nhiên liệu
  • Từ trường phổ thông
  • Mạch điện, bán dẫn, diot, transtor,
  • Mạch điện tử, quang điện, quang hình,
  • Bộ cảm biến và thiết bị xử lí dữ liệu….
  • Thiết bị hỗ trợ quan sát các thí nghiệm
  • Thiết bị thí nghiệm chuyển động cơ học và va chạm
  • Đồng hồ đo thời gian hiện số
  • Thiết bị thí nghiệm theo chuyên đề Động lực học vật rắn
  • Thiết bị thí nghiệm theo chuyên đề Cơ học chất lưu
  • Sóng âm
  • Phương trình trạng thái cho khí lý tưởng với Cobra 4
  • Thiết bị thí nghiệm theo chuyên đề: Lực Lo-ren-xơ
  • Bộ thí nghiệm lượng tử Plăng và hiệu ứng quang điện
  • Máy quang phổ dùng cách tử
  • Sự giao thoa của ánh sáng
  • Sự nhiễu xạ ánh sáng tại khe và trên biên
  • Sự phân cực của ánh sáng qua bản phần tư bước sóng
  • Dao động ký điện tử
  • Cầu kế
  • Đồng hồ đa năng để bàn
  • Bàn thí nghiệm trung tâm
  • Tủ hút phòng thí nghiệm…

 

2

Phòng thực hành thí nghiệm Hóa

Phòng thí nghiệm đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để thực hành các kỹ năng dạy học thí nghiệm Hóa học bậc phổ thông.

  • Bộ dụng cụ thí nghiệm hóa vô cơ phổ thông,
  • Bộ dụng cụ thí nghiệm sự chuẩn độ bằng phương pháp đo điện thế,
  • Bộ thí nghiệm Xác định vận tốc dịch chuyển của ion,
  • Bộ thí nghiệm Đo độ dẫn của phản ứng xà phòng hóa este,
  • Bộ thí nghiệm Xác định vận tốc dịch chuyển của ion,
  • Bộ thí nghiệm Đo độ dẫn của phản ứng xà phòng hóa este,
  • Bộ thí nghiệm Xác định khối lượng phân tử của chất lỏng,
  •  Bộ điện phân muối nóng chảy,
  • Máy điện phân nước, Cân kỹ thuật, Bếp cách cát,
  • Bộ chưng cất hồi lưu, Máy đo độ dẫn điện cầm tay,
  • Dụng cụ lọc, Máy ly tâm,
  • Thiết bị xử lí dữ liệu và hiển thị kết quả thí nghiệm,
  • Cảm biến nhiệt độ,
  • Cảm biến độ dẫn điện
  • Cảm biến pH,
  •  Cảm biến hiệu điện thế,
  • Cảm biến dòng điện
  • Cảm biến áp suất,
  • Cảm biến nồng độ
  • CO2, Máy lắc trộn
  • Máy nghiền mẫu,
  • Máy đo nhiệt lượng kế,
  • Quang phổ kế hấp thụ, Lò nung,
  • Bơm hút chân không
  • Bàn thí nghiệm trung tâm…

 

3

Phòng thực hành thí nghiệm Sinh

Phòng thí nghiệm đầy đủ các trang thiết bị cần thiết để thực hành các kỹ năng dạy học thí nghiệm Sinh học bậc phổ thông.

  • Kính hiển vi đơn mắt BMS D1-211,
  • Bình cổ hẹp 100 ml,
  • Kính hiển vi soi nổi LD PRO 40, 45°,
  • Trắc vi kế, Huygens 10x,
  • Nồi khử trùng mini áp suất cao,
  • Dung cụ đo độ ẩm không khí,
  • Máy phá tế bào bằng siêu âm,
  • Thiết bị xử lý dữ liệu và hiển thị kết quả thí nghiệm,
  • Dụng cụ đo thể tích hô hấp ở người, Tủ cấy an toàn sinh học cấp II,
  • Máy ly tâm ống 200 µl tốc độ thấp để bàn
  • Máy ly tâm ống 2 ml tốc độ cao để bàn có làm lạnh,
  • Máy ly tâm lạnh,
  • Cân phân tích điện tử
  • Kính hiển vi Primotech,
  • Kính hiển vi soi nổi,
  • Bể điều nhiệt Polystat, Máy PCR
  • Hệ thống điện di ngang
  • Tủ sấy đối lưu cưỡng bức
  • Máy chụp ảnh phân tích và lưu giữ hình ảnh gel
  • Máy đo sóng não
  •  Bàn thí nghiệm trung tâm

- Tủ hút phòng thí nghiệm…

1.3. Thống kê phòng học

Bảng: Cơ sở vật chất đến ngày 31/12/2020

TT

Hạng mục

Số lượng

Diện tích sàn xây dựng (m2)

1

Hội trường, giảng đường, phòng học các loại, phòng đa năng, phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên cơ hữu

48

2770

1.1

Hội trường, phòng học lớn trên 200 chỗ

2

360

1.2

Phòng học từ 100 - 200 chỗ

3

240

1.3

Phòng học từ 50 - 100 chỗ

30

1500

1.4

Số phòng học dưới 50 chỗ

3

120

1.5

Số phòng học đa phương tiện

5

350

1.6

Phòng làm việc của giáo sư, phó giáo sư, giảng viên cơ hữu

5

200

2

Thư viện, trung tâm học liệu

1

Thư viện dùng chung trong ĐHQGHN

3

Trung tâm nghiên cứu, phòng thí nghiệm, thực nghiệm, cơ sở thực hành, thực tập, luyện tập

6

480

1.4. Thống kê về học liệu (kể cả e-book, cơ sở dữ liệu điện tử) trong thư viện

TT

Nhóm ngành đào tạo

Số lượng

1

Nhóm ngành I

4825

2

Nhóm ngành VII

50

1.5. Danh sách giảng viên cơ hữu

Do đặc thù của mô hình đào tạo a + b và mô hình phối thuộc, các học phần thuộc các đơn vị khác quản lý tương ứng với ngành đào tạo do các giảng viên các trường đại học thành viên của ĐHQGHN đảm nhiệm. Danh sách dưới đây chỉ bao gồm giảng viên cơ hữu của Trường ĐHGD giảng dạy các môn học liên quan đến khối kiến thức khoa học giáo dục và nghiệp vụ sư phạm và giảng viên của các đơn vị thuộc ĐHQGHN tham gia đào tạo.

Danh sách giảng viên có tại đây.

IV. Các thông tin của năm tuyển sinh 2021

1. Đối tượng tuyển sinh

          - Người đã tốt nghiệp chương trình THPT của Việt Nam (theo hình thức giáo dục chính quy hoặc giáo dục thường xuyên) hoặc đã tốt nghiệp trung cấp, sau đây gọi chung là tốt nghiệp trung học;

         - Người tốt nghiệp trung cấp nhưng chưa có bằng tốt nghiệp THPT phải học và hoàn thành các môn văn hóa THPT theo quy định hiện hành;

          - Người tốt nghiệp chương trình THPT của nước ngoài đã được nước sở tại cho phép thực hiện, đạt trình độ tương đương trình độ THPT của Việt Nam, ở nước ngoài hoặc ở Việt Nam.

           - Có đủ sức khoẻ để học tập theo quy định hiện hành.

          - Có kết quả ”Đạt” ở vòng đánh giá năng khiếu đối với thí sinh dự tuyển vào ngành Giáo dục Mầm non (chi tiết tại mục 6.3 phần IV của Đề án này).

2. Phạm vi tuyển sinh: Trong cả nước.

3. Các nhóm ngành tuyển sinh và các phương thức tuyển sinh năm 2021

3.1. Các nhóm ngành tuyển sinh năm 2021

          +/ Nhóm ngành Sư phạm Toán và Khoa học tự nhiên (mã nhóm ngành: GD1), gồm các ngành: Sư phạm Toán học; Sư phạm Vật lý; Sư phạm Hóa học; Sư phạm Sinh học; Sư phạm Khoa học tự nhiên.

          +/ Nhóm ngành Sư phạm Ngữ văn, Lịch sử, Lịch sử và Địa lý (mã nhóm ngành: GD2), gồm các ngành: Sư phạm Ngữ văn; Sư phạm Lịch sử; Sư phạm Lịch sử và Địa lý.

          +/ Nhóm ngành Khoa học giáo dục và khác (mã nhóm ngành: GD3), gồm các ngành: Quản trị trường học; Quản trị chất lượng giáo dục; Khoa học giáo dục; Quản trị công nghệ giáo dục; Tham vấn học đường.

          Nhà trường tổ chức phân ngành cho sinh viên sau khi kết thúc năm học thứ nhất. Quy định về phân ngành cho sinh viên nhóm ngành GD1; GD2; GD3, thí sinh xem tại mục 6.2 phần IV của Đề án này.

          +/ Ngành Giáo dục Tiểu học (mã ngành: GD4).

          +/ Ngành Giáo dục Mầm non (mã ngành: GD5).

3.2. Các phương thức tuyển sinh năm 2021

          +/ Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Quy chế tuyển sinh của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

          +/ Phương thức 2: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Quy định của ĐHQGHN;

          +/ Phương thức 3: Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ quốc tế;

          +/ Phương thức 4: Xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021;

          +/ Phương thức 5: Xét tuyển theo kết quả bài thi Đánh giá năng lực năm 2021 của Đại học Quốc gia Hà Nội (phương thức này chỉ áp dụng cho tuyển sinh vào các nhóm ngành/ngành GD3, GD4 và GD5).

          Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Giáo dục tổ chức đánh giá năng khiếu của thí sinh. Thí sinh không bắt buộc phải có kết quả đánh giá năng khiếu trước khi đăng ký xét tuyển. Tuy nhiên, thí sinh được công nhận trúng tuyển khi đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau:

          +/ “Đạt” điểm chuẩn theo quy định.

          +/ “Đạt” về đánh giá năng khiếu.

          Thông tin về đánh giá năng khiếu để dự tuyển vào ngành Giáo dục Mầm non, thí xem tại mục 6.3 phần IV của Đề án này.

4. Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2021 và các ngành tuyển sinh

4.1. Chỉ tiêu tuyển sinh năm 2021

TT

Tên

nhóm ngành/ngành

Mã nhóm ngành/Ngành

 

Chỉ tiêu

Chỉ tiêu chia theo

các phương thức xét tuyển

Xét tuyển theo

kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021

Xét tuyển theo

kết quả thi ĐGNL năm 2021 của ĐHQGHN

Xét tuyển theo các phương thức khác

 

I

Sư phạm Toán và

Khoa học tự nhiên

Gồm 05 ngành sau:

GD1

303

 

Tối thiểu 273

KHÔNG

30

1

Sư phạm Toán học

 

123

 

 

 

2

Sư phạm Vật lí

 

35

 

 

 

3

Sư phạm Hoá học

 

35

 

 

 

4

Sư phạm Sinh học

 

20

 

 

 

5

Sư phạm Khoa học tự nhiên

 

90

 

 

 

II

Sư phạm Ngữ văn,

Lịch sử, Lịch sử và Địa lý

Gồm 03 ngành sau:

GD2

207

 

Tối thiểu 186

KHÔNG

21

1

Sư phạm Ngữ văn

 

127

 

 

 

2

Sư phạm Lịch sử

 

20

 

 

 

3

Sư phạm Lịch sử và Địa lý

 

60

 

 

 

III

Khoa học giáo dục và khác

Gồm 05 ngành sau

GD3

250

Tối thiểu 200

25

25

1

Khoa học giáo dục

 

40

 

 

 

2

Tham vấn học đường

 

45

 

 

 

3

Quản trị Công nghệ giáo dục

 

55

 

 

 

4

Quản trị chất lượng giáo dục

 

55

 

 

 

5

Quản trị trường học

 

55

 

 

 

IV

Ngành Giáo dục Tiểu học

GD4

140

Tối thiểu 112

14

14

V

Ngành Giáo dục Mầm non

GD5

100

Tối thiểu 80

10

10

 

Tổng

 

1000

 

 

 

 

4.2. Năm bắt đầu đào tạo, quyết định cho phép của cơ quan có thẩm quyền

STT

Tên ngành

Mã ngành

Số quyết định, ngày tháng năm ban hành

Cơ quan có thẩm quyền cấp phép

Năm bắt đầu đào tạo

Ghi chú

1

Quản trị trường học

7140117

Số 5490/QĐ-ĐHQGHN, ngày 28/11/2017

Đại học Quốc gia Hà Nội

2018

Thí điểm

2

Khoa học giáo dục

7140102

Số 246/QĐ-ĐHQGHN, ngày 22/01/2020

2020

Thí điểm

3

Quản trị công nghệ giáo dục

7140116

Số 3447/QĐ-ĐHQGHN, ngày 17/10/2018

2020

Thí điểm

4

Quản trị chất lượng giáo dục

7140103

Số 245/QĐ-ĐHQGHN, ngày 22/01/2020

2020

Thí điểm

5

Tham vấn học đường

7310402

Số 1082/QĐ-ĐHQGHN, ngày 16/4/2020

2020

Thí điểm

6

Sư phạm Toán học

7140209

Số 3606/QĐ-ĐHQGHN, ngày 30/9/2015

1999

 

7

Sư phạm Vật lý

7140211

Số 3606/QĐ-ĐHQGHN, ngày 30/9/2015

1999

 

8

Sư phạm Hóa học

7140212

Số 3606/QĐ-ĐHQGHN, ngày 30/9/2015

 

1999

 

9

Sư phạm Sinh học

7140213

Số 3606/QĐ-ĐHQGHN, ngày 30/9/2015

1999

 

10

Sư phạm Khoa học Tự nhiên

7140247

Số 390/QĐ-ĐHQGHN, ngày 30/01/2020

2020

 

11

Sư phạm Ngữ văn

7140217

Số 3606/QĐ-ĐHQGHN, ngày 30/9/2015

1999

 

12

Sư phạm Lịch sử

7140218

Số 3606/QĐ-ĐHQGHN, ngày 30/9/2015

1999

 

13

Sư phạm Lịch sử Địa lý

7140250

Số 66/QĐ-ĐHQGHN, ngày

09/01/2020

2020

 

14

Giáo dục mầm non

7140201

Số 64/QĐ-ĐHQGHN, ngày

09/01/2020

2020

 

15

Giáo dục tiểu học

7140202

Số 65/QĐ-ĐHQGHN, ngày

09/01/2020

2020

 

5. Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào, điều kiện nhận đăng ký xét tuyển

          Hội đồng tuyển sinh (HĐTS) quyết định điểm ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào và điều kiện nhận hồ sơ ĐKXT cho từng phương thức xét tuyển cụ thể như sau:

           i) Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GD&Đ: Theo quy định của Bộ GD&ĐT.

          ii) Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của ĐHQGHN: Theo quy định của ĐHQGHN.

         iii) Căn cứ vào kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2021, HĐTS quy định ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào tương ứng đối với thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 để xét tuyển.

        vi) Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ quốc tế SAT, A-Level, ACT, IELTS, kết quả bài thi ĐGNL năm 2021 của ĐHQGHN: Theo quy định của ĐHQGHN, cụ thể:

 a) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh sử dụng chứng chỉ A-Level tổ hợp kết quả 3 môn thi theo các khối thi quy định của ngành đào tạo tương ứng đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60) (chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi) mới đủ điều kiện đăng ký để xét tuyển.

            c) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh sử dụng kết quả kỳ thi SAT là 1100/1600 (chứng chỉ còn hạn  sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi). Mã đăng ký của ĐHQGHN với tổ chức thi SAT (The College Board) là 7853-Vietnam National University-Hanoi (thí sinh phải khai báo mã đăng ký trên khi đăng ký thi SAT).

            d) Xét tuyển thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing) đạt điểm từ 22/36.

           e) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương (bảng quy đổi điểm trong Phụ lục 2) hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác (quy định tại Phụ lục 3), với điều kiện chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi) và có tổng điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 12 điểm (trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Văn).

           f) Ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào đối với thí sinh sử dụng kết quả kỳ ĐGNL do ĐHQGHN tổ chức năm 2021 để xét tuyển là 80 điểm (thang điểm 150).

Lưu ý: Đối với ngành Giáo dục Mầm non, thí sinh cần “Đạt” ở vòng đánh giá năng khiếu. Thí sinh theo dõi tại mục 6.3 của Thông báo này.

          Các chứng chỉ quốc tế phải còn hạn sử dụng tính đến ngày đăng ký xét tuyển (thời hạn sử dụng 02 năm kể từ ngày dự thi).

6. Tổ hợp xét tuyển vào đại học chính quy năm 2021; Quy định về phân ngành cho sinh viên nhóm ngành GD1; GD2; GD3; Quy định về đánh giá năng khiếu đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành Giáo dục mầm non (GD5)

6.1. Các tổ hợp xét tuyển

          a) Sư phạm Toán và Khoa học tự nhiên, mã nhóm ngành: GD1;

          b) Sư phạm Ngữ văn, Lịch sử, Lịch sử và Địa lý, mã nhóm ngành: GD2;

          c) Khoa học giáo dục và khác, mã nhóm ngành: GD3;

          d) Giáo dục Tiểu học, mã ngành: GD4;

          e) Giáo dục Mầm non, mã ngành: GD5.

Với các tổ hợp xét tuyển tương ứng trong bảng sau:

STT

Mã trường

Ngành

học

Tên nhóm ngành

Mã nhóm ngành

Tổ hợp môn thi/bài thi

THPT

Phương thức khác

Quy định trong xét tuyển

1

QHS

Sư phạm Toán

Sư phạm Toán và Khoa học Tự nhiên

GD1

Toán, Vật lý, Hóa học (A00)

Toán, Vật lý, Tiếng Anh (A01)

Toán, Hóa học, Sinh học (B00)

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01)

 

- Xét

tuyển

thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ, của ĐHQGHN;

- Xét tuyển các thí sinh có chứng chỉ quốc tế SAT, A-Level, ACT, IELTS;

- Xét tuyển theo kết quả bài thi ĐGNL năm 2021 của ĐHQGHN (chỉ áp dụng cho các nhóm ngành GD3, GD4, GD5);


 

 

Sau khi hoàn thành các học phần chung bắt buộc trong năm thứ nhất sẽ phân ngành.

2

Sư phạm Vật lý

3

Sư phạm Hóa học

4

Sư phạm Sinh học

5

Sư phạm Khoa học tự nhiên

6

Sư phạm Ngữ Văn

 

Sư phạm  Ngữ văn, Lịch sử, Lịch sử và Địa lý

GD2

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01)

Ngữ văn, Lịch Sử, Địa lý (C00)

Ngữ văn, Lịch sử, Tiếng Anh (D14)

Ngữ văn, Địa lý, Tiếng Anh (D15)

7

Sư phạm Lịch sử

8

Sư phạm Lịch sử và Địa lý

9

QHS

Quản trị trường học

Khoa học giáo dục và khác

GD3

Toán, Vật lý, Hóa học (A00)

Toán, Hóa học, Sinh học (B00)

Ngữ văn, Lịch Sử, Địa lý (C00)

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01)

10

Quản trị công nghệ giáo dục

11

Quản trị chất lượng giáo dục

12

 

Tham vấn học đường

13

 

Khoa học giáo dục

14

QHS

Giáo dục Tiểu học

 

GD4

Toán, Vật lý, Hóa học (A00)

Toán, Hóa học, Sinh học (B00)

Ngữ văn, Lịch Sử, Địa lý (C00)

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01)

 

15

QHS

Giáo dục Mầm non

 

GD5

Toán, Vật lý, Hóa học (A00)

Toán, Hóa học, Sinh học (B00)

Ngữ văn, Lịch Sử, Địa lý (C00)

Toán, Ngữ văn, Tiếng Anh (D01)

*

Lưu ý: * Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Giáo dục tổ chức đánh giá năng khiếu. Thí sinh không bắt buộc phải có kết quả đánh giá năng khiếu trước khi đăng ký xét tuyển. Tuy nhiên, thí sinh được công nhận trúng tuyển khi đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau:

           +/ “Đạt” điểm chuẩn theo quy định.

   +/ “Đạt” về đánh giá năng khiếu.

Thông tin về đánh giá năng khiếu dự tuyển ngành Giáo dục Mầm non, thí sinh xem tại mục 6.3 của Thông báo này.

 

6.2. Quy định về phân ngành cho sinh viên nhóm ngành GD1; GD2; GD3

          Sau hai học kỳ chính của năm thứ nhất, Trường xét phân ngành cho sinh viên nhóm ngành GD1, GD2, GD3 dựa trên các căn cứ:

          Điều kiện để được phân ngành: Học đủ số học phần theo kế hoạch học tập của Trường. Trường hợp không học học phần nào, phải có lý do chính đáng và báo cáo trong quá trình học tập. Trường hợp này sẽ không tính điểm và tín chỉ học phần đó. Nếu sinh viên không có điểm và không có lý do chính đáng, những học phần đó sẽ được tính là 0 (không điểm) để tính điểm trung bình chung xét phân ngành. Trường hợp học phần có học phần tiên quyết, nhưng sinh viên chưa học học phần tiên quyết (do phần mềm không lọc hết), nhưng đã học và có điểm cho học phần sau, thì sẽ không tính cho điểm và tín chỉ cho cả 2 học phần.

          Phương pháp thực hiện

         - Sinh viên đăng kí nguyện vọng vào cuối học kỳ 2 năm thứ nhất (sau khi có điểm tất cả các môn năm thứ nhất).

          - Công thức tính điểm xét phân ngành (ĐXPN) như sau:

trong đó:

             +/ ĐTHPT2021 (điểm thi trung học phổ thông năm 2021): Là tổng điểm của tổ hợp môn thi/bài thi tốt nghiệp THPT năm 2021 được sinh viên sử dụng để đăng ký xét tuyển và trúng tuyển vào Trường ĐHGD hoặc hoặc điểm bài thi Đánh giá năng lực của Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2021 được quy về thang điểm 30.

             +/ TBC: Là điểm trung bình chung có trọng số theo tín chỉ (tính theo thang điểm 10) của năm thứ nhất (không kể học phần giáo dục thể chất, học phần ngoại ngữ), điểm của học phần chuyên môn của ngành sinh viên đăng ký nguyện vọng được nhân hệ số 2.

            - Yêu cầu: Điểm của học phần chuyên môn không thấp hơn 4,0 (thang điểm 10).

          Danh sách các học phần chuyên môn xét phân ngành:

STT

Ngành

Học phần

chuyên môn

Ghi chú

1

Sư phạm Toán

Giải tích 1

 

2

Sư phạm Vật lý

Cơ nhiệt

 

3

Sư phạm Hóa học

Hóa học đại cương 1

 

4

Sư phạm Sinh học

Sinh học đại cương

 

5

Sư phạm

Khoa học Tự nhiên

Cơ nhiệt

Hóa học đại cương 1

Sinh học đại cương

Kết quả học tập học phần chuyên môn là điểm trung bình chung của ba học phần.

6

Sư phạm Ngữ văn

Dẫn luận ngôn ngữ

 

7

Sư phạm Lịch sử

Lịch sử văn minh thế giới

 

8

Sư phạm Lịch sử và Địa lý

Địa lý kinh tế-xã hội Việt Nam

 

9

Quản trị trường học

Nhập môn khoa học

quản lý trong giáo dục

 

10

Quản trị công nghệ

giáo dục

Nhập môn công nghệ giáo dục

 

11

Quản trị chất lượng

giáo dục

Nhập môn đo lường và đánh giá trong giáo dục

 

12

Tham vấn học đường

Tâm lý học giáo dục

 

13

Khoa học giáo dục

Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục

 

          Nguyên tắc phân ngành

         - Lấy từ trên xuống theo ĐXPN, theo  chỉ tiêu của ngành đã được Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN phê duyệt. Khi sinh viên không đạt được xét phân ngành theo nguyện vọng 1 sẽ được xét đến nguyện vọng 2, 3, v.v. và tương ứng với chỉ tiêu ngành theo nguyện vọng.

       - Điểm học phần sử dụng để tính ĐXPN là điểm thi lần 1, không tính điểm học lại và điểm học cải thiện. Những học phần có đòi hỏi học phần tiên quyết sẽ không tính vào ĐXPN nếu điểm của học phần tiên quyết nhỏ hơn 4.00 (điểm của học phần tiên quyết vẫn sử dụng để tính ĐXPN). Những học phần không đòi hòi học phần tiên quyết mà không có điểm sẽ được tính điểm 0.00 khi tính ĐXPN.

        - Sinh viên đạt tiêu chí và được phân ngành vào nguyện vọng trước sẽ không được chuyển sang ngành có nguyện vọng sau hoặc ngược lại.

        - Trường hợp sinh viên không đăng ký hoặc không được xét vào ngành đã đăng ký thì sẽ được phân vào những ngành phù hợp, còn chỉ tiêu.

         - Sinh viên trúng tuyển theo diện xét tuyển thẳng được ưu tiên xét phân vào ngành phù hợp với điều kiện khi đăng ký xét tuyển thẳng.

6.3. Quy định về đánh giá năng khiếu đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành Giáo dục Mầm non (GD5)

          Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành Giáo dục Mầm non, Trường Đại học Giáo dục tổ chức đánh giá năng khiếu. Thí sinh không bắt buộc phải có kết quả đánh giá năng khiếu trước khi đăng ký xét tuyển. Tuy nhiên, thí sinh được công nhận trúng tuyển khi đáp ứng đồng thời các tiêu chí sau:

         +/ “Đạt” điểm chuẩn hoặc các quy định về xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển.

         +/ “Đạt” về đánh giá năng khiếu.

6.3.1. Các bước thực hiện đăng ký và đánh giá năng khiếu

*/ Bước 1: Thí sinh đăng ký trực tuyến qua đường link: https://education.vnu.edu.vn/index.php/WebControl/viewpage/207 hoặc scan QR code sau:

          Thời hạn đăng ký trực tuyến dự kiến: đến 24h00 ngày 10/8/2021.\

*/ Bước 2: Thí sinh thực hiện bài đánh giá năng khiếu

          - Đợt 1:  Từ 15/4/2021 đến 15/6/2021.

            Thí sinh tự quay clip thể hiện năng khiếu múa hoặc hát hoặc vẽ hoặc biểu diễn nhạc cụ hoặc kể chuyện hoặc đọc thơ và gửi về Trường Đại học Giáo dục (gửi file mềm hoặc USB chứa clip qua email: sotuyengiaoducmamnon@vnu.edu.vn hoặc gửi qua bưu điện đến địa chỉ: Phòng Đào tạo, Trường Đại học Giáo dục (Phòng 103, Nhà G7, Số 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội). Khi thực hiện bài năng khiếu, yêu cầu thí sinh chọn trang phục nghiêm túc và phù hợp với nội dung bài năng khiếu.

          - Đợt 2: Từ 10/7/2021 đến 15/8/2021. Thí sinh chọn một trong hai hình thức nộp bài thi năng khiếu sau đây:

            +/ Hoặc thí sinh tự quay clip thể hiện năng khiếu múa hoặc hát hoặc vẽ hoặc biểu diễn nhạc cụ hoặc kể chuyện hoặc đọc thơ và gửi về Trường Đại học Giáo dục (gửi file mềm hoặc USB chứa clip qua email: sotuyengiaoducmamnon@vnu.edu.vn hoặc gửi qua bưu điện đến địa chỉ: Phòng Đào tạo, Trường Đại học Giáo dục (Phòng 103 Nhà G7, Số 144 Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội).

            +/ Hoặc thí sinh đánh giá năng khiếu trực tiếp tại Trường Đại học Giáo dục (lưu ý:  Đánh giá trực tiếp chỉ áp dụng cho các hợp thí sinh có những khó khăn trong việc ghi hình), cụ thể như sau:

                   i) Nhà trường gửi email thông báo mã dự đánh giá năng khiếu, thời gian và địa điểm tổ chức đánh giá năng khiếu cho thí sinh.

                   ii) Thí sinh thực hiện bài đánh giá năng khiếu trực tiếp.

                    - Theo lịch đã được nhà trường gửi qua email và tin nhắn, thí sinh đến địa điểm thực hiện bài năng khiếu. Khi thực hiện bài năng khiếu, yêu cầu thí sinh chọn trang phục nghiêm túc và phù hợp với nội dung bài năng khiếu.

                    - Thí sinh tự thực hiện bài năng khiếu theo loại hình đã đăng ký                    

                   - Các bài năng khiếu sẽ được ghi hình và lưu trữ theo quy định đối với bài thi tuyển sinh.

*/ Bước 3: Công bố kết quả đánh giá năng khiếu: Thí sinh xem kết quả đánh giá năng khiếu trên cổng tuyensinh.vnu.edu.vn hoặc education.vnu.edu.vn trước ngày 30/6/2021 (Đợt 1) và trước ngày 01/09/2021 (Đợt 2).

 

7.3.2. Lệ phí dự đánh giá năng khiếu

       Mức phí: 200.000đ (Hai trăm nghìn đồng) / thí sinh. Kinh phí này chưa bao gồm kinh phí xét tuyển chung theo quy định

      Hình thức nộp: Chuyển khoản vào tài khoản của Trường Đại học Giáo dục,

      Số tài khoản: 26010000791239 tại ngân hàng BIDV, chi nhánh Mỹ Đình, Hà Nội

      Nội dung chuyển tiền ghi theo cú pháp: Mã dự thi NKMN

      Ví dụ: 21.0001 NKMN (Mã dự thi là mã số của thí sinh được Trường ĐHGD cấp qua email sau khi thí sinh đăng ký đánh giá năng khiếu).

        Lệ phí đánh giá năng khiếu cần phải nộp trước lịch thực hiện ít nhất 7 ngày. Thí sinh đã tham gia đánh giá năng khiếu sẽ không được hoàn trả lệ phí.

 

7.3.3. Các đối tượng được miễn đánh giá năng khiếu

          Thí sinh có giải thưởng về các loại hình nghệ thuật trong các kỳ thi cấp tỉnh, thành phố trở lên; hoặc đã tham gia các CLB nghệ thuật của các Nhà văn hóa cấp Quận/Huyện trở lên, được miễn đánh giá năng khiếu dự tuyển vào ngành Giáo dục Mầm non.

          Trước 24 giờ 00 ngày 01/8/2021: Thí sinh thuộc đối tượng được miễn đánh giá năng khiếu dự tuyển vào Giáo dục Mầm non, chuẩn bị minh chứng, hoàn thiện và gửi đơn xin miễn đánh giá năng khiếu theo đường link sau: https://bit.ly/3dh34lM

Thí sinh cập nhật kết quả miễn đánh giá năng khiếu trên Website Trường ĐHGD tại địa chỉ: https://education.vnu.edu.vn dự kiến trước 30/6/2021 (Đợt 1) và trước ngày 20/08/2021 (Đợt 2).

       Lưu ý: Trong một số trường hợp, HĐTS sẽ tiến hành xác minh trước khi ra quyết định cho thí sinh miễn thi năng khiếu .

 

7. Kế hoạch và yêu cầu cụ thể của từng phương thức xét tuyển năm 2021

7.1. Phương thức 1: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyến thí sinh theo Quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT)

7.1.1. Các đối tượng xét tuyển thẳng theo quy định của Bộ GD&ĐT

       a) Anh hùng lao động, Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân, Chiến sĩ thi đua toàn quốc đã tốt nghiệp trung học;

       b) Người đã trúng tuyển vào Trường, nhưng ngay năm đó có lệnh điều động đi nghĩa vụ quân sự hoặc đi thanh niên xung phong tập trung nay đã hoàn thành nghĩa vụ, được phục viên, xuất ngũ mà chưa được nhận vào học ở một trường lớp chính quy dài hạn nào, được từ cấp trung đoàn trong quân đội hoặc Tổng đội thanh niên xung phong giới thiệu, nếu có đủ các điều kiện và tiêu chuẩn về sức khoẻ, có đầy đủ các giấy tờ hợp lệ thì được xem xét nhận vào học tại Trường. Nếu việc học tập bị gián đoạn từ 3 năm trở lên và các đối tượng được xét tuyển thẳng có nguyện vọng, thì được xem xét giới thiệu vào các trường, lớp dự bị để ôn tập trước khi vào học chính thức;

        c) Thí sinh được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế; Trong đội tuyển quốc gia dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế; Đạt giải Nhất, Nhì, Ba các kỳ thi văn hoá hoặc khoa học kỹ thuật quốc tế khác mà có Quyết định cử đi của cơ quan chủ quản; Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; Thí sinh đoạt giải Nhất, Nhì, Ba trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT được xét tuyển thẳng theo nhóm ngành/ngành đúng, gần với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải.

       d) Thí sinh tốt nghiệp trường THPT chuyên của các tỉnh, thành phố đáp ứng điều kiện: Ba năm học THPT chuyên đạt học sinh giỏi hoặc đoạt giải nhất, nhì, ba trong các kỳ thi học sinh giỏi do cấp tỉnh trở lên tổ chức, được xét tuyển thẳng vào nhóm ngành/ngành phù hợp, gần với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi của thí sinh.

       đ) Thí sinh năng khiếu nghệ thuật đã tốt nghiệp THPT hoặc tốt nghiệp trung cấp các trường năng khiếu nghệ thuật, đoạt giải chính thức trong các cuộc thi nghệ thuật quốc gia, quốc tế về ca, múa, nhạc, mỹ thuật được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận thì được xét tuyển thẳng vào học ngành Giáo dục Mầm non (GD5).

Những thí sinh đoạt giải các ngành năng khiếu nghệ thuật, thời gian được tính để hưởng ưu tiên là không quá 4 năm tính đến ngày dự thi hoặc xét tuyển vào trường;

        e) Đối với thí sinh là người nước ngoài, có nguyện vọng học tại Trường: Hiệu trưởng Trường ĐHGD căn cứ kết quả học tập THPT của học sinh (bảng điểm), kết quả kiểm tra kiến thức và năng lực Tiếng Việt quy định tại Điều 6 Thông tư số 30/2018/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 12 năm 2018 quy định về quản lý người nước ngoài học tập tại Việt Nam của Bộ trưởng Bộ GDĐT để xem xét, quyết định cho vào học;

      g) Thí sinh có hộ khẩu thường trú từ 3 năm trở lên, học 3 năm và tốt nghiệp THPT tại các huyện nghèo (học sinh học phổ thông dân tộc nội trú tính theo hộ khẩu thường trú), tính đến ngày nộp hồ sơ ĐKXT theo quy định tại Nghị quyết số 30a/2008/NQ-CP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 61 huyện nghèo và Quyết định số 275/QĐ-TTg ngày 07 tháng 03 năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt danh sách các huyện nghèo và huyện thoát nghèo giai đoạn 2018-2020; thí sinh là người dân tộc thiểu số rất ít người theo quy định hiện hành của Chính phủ và thí sinh 20 huyện nghèo biên giới, hải đảo thuộc khu vực Tây Nam Bộ;

       Những thí sinh này phải học bổ sung kiến thức 01 (một) năm học trước khi vào học chính thức. Chương trình bổ sung kiến thức do Hiệu trưởng Trường ĐHGD quy định.

       Đối với thí sinh thuộc đối tượng mục c), d) mục 1 xem danh mục các nhóm ngành/ngành đúng hoặc nhóm ngành/ngành gần với môn thi /đề tài dự thi ở mục 8.2.1 của thông báo này.

7.1.2. Ưu tiên xét tuyển theo Quy định của Bộ GD&ĐT

          a) Thí sinh đoạt giải khuyến khích trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia; thí sinh đoạt giải tư trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, đã tốt nghiệp THPT, được ưu tiên xét tuyển vào đại học theo nhóm ngành phù hợp với môn thi hoặc nội dung đề tài dự thi mà thí sinh đã đoạt giải.

          b) Thí sinh đủ điều kiện xét tuyển thẳng nhưng không dùng quyền xét tuyển thẳng theo Quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT và có kết quả thi tốt nghiệp THPT 2021 đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT (đối với các ngành đào tạo sư phạm) và ĐHQGHN quy định được ưu tiên xét tuyển vào Trường. Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh và nguyện vọng của thí sinh, Hiệu trưởng Trường ĐHGD xem xét, quyết định cho vào học.

7.1.3. Hồ sơ đăng ký xét tuyển

*/ Với thí sinh thuộc diện quy định tại các điểm a, b, c, d, đ  mục 7.1.1 phần III của Đề án này, hồ sơ bao gồm:

    - 01 phiếu đăng ký xét tuyển thẳng (phụ lục 3);

   - 01 bản sao hợp lệ một trong các minh chứng sau: Chứng nhận là thành viên được triệu tập tham dự kỳ thi chọn đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và quốc tế hoặc chứng nhận là thành viên đội tuyển tham dự cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc tế (có tên trong danh sách của Bộ GDĐT); Giấy chứng nhận đoạt giải Kỳ thi chọn HSG quốc gia; Giấy chứng nhận đoạt giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia; Giấy chứng nhận đoạt giải quốc tế về thể dục thể thao, năng khiếu nghệ thuật; Giấy chứng nhận đoạt giải kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế và giấy chứng nhận các đối tượng ưu tiên tuyển thẳng khác;

   - 02 phong bì dán tem và ghi sẵn địa chỉ liên lạc, số điện thoại người nhận;

   - 02 ảnh chân dung 4x6 chụp trong vòng 6 tháng gần nhất và ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh mặt sau mỗi ảnh.

*/Với thí sinh thuộc diện quy định tại các điểm g mục 7.1.1 phần III của Đề án này, hồ sơ bao gồm:

   - 01 phiếu đăng ký xét tuyển thẳng (phụ lục 4);

   - 01 Bản sao công chứng hộ khẩu thường trú;

   - 01 Bản sao công chứng học bạ 3 năm học THPT;

   - 02 phong bì dán tem và ghi sẵn địa chỉ liên lạc, số điện thoại người nhận;

   - 02 ảnh chân dung 4x6 chụp trong vòng 6 tháng gần nhất và ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh mặt sau mỗi ảnh.

*/ Với thí sinh đăng ký ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GDĐT, hồ sơ bao gồm:

   - 01 phiếu đăng ký ưu tiên xét tuyển (phụ lục 6);

   - 01 bản sao hợp lệ một trong các minh chứng sau: Giấy chứng nhận đoạt giải Kỳ thi chọn HSG quốc gia; Giấy chứng nhận đoạt giải Cuộc thi Khoa học kỹ thuật quốc gia, quốc tế; Giấy chứng nhận đoạt giải quốc tế về thể dục thể thao, năng khiếu nghệ thuật, Giấy chứng nhận đoạt giải kỳ thi tay nghề khu vực ASEAN và thi tay nghề quốc tế;   

   - 02 phong bì dán tem và ghi sẵn địa chỉ liên lạc, số điện thoại người nhận;

   - 02 ảnh chân dung 4x6 chụp trong vòng 6 tháng gần nhất và ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh mặt sau mỗi ảnh.

7.1.4. Thời điểm và địa điểm nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển

           - Trước ngày 30/05/2021: Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển tại Sở Giáo dục và Đào tạo.

          - Trước 17h00, ngày 10/06/2021 (tính theo dấu bưu điện): Sở Giáo dục và Đào tạo gửi hồ sơ xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển về Trường Đại học Giáo dục (địa chỉ: phòng Đào tạo, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, phòng 103, nhà G7, số 144, Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội).

           - Trước 17h00, ngày 28/07/2021: Công bố kết quả xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và danh sách trúng tuyển trên trang thông tin điện tử của Trường.

         - Trước 17h00 ngày 10/08/2021: Thí sinh gửi hồ sơ xác nhận nhập học trực tiếp hoặc chuyển phát nhanh theo đường bưu điện (thời gian tính theo dấu bưu điện) về Trường Đại học Giáo dục (Phòng Đào tạo, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, phòng 103, nhà G7, số 144, Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội). Hồ sơ xác nhận nhập học sẽ được thông báo qua email cho thí sinh sau khi có kết quả xét tuyển.

7.2. Phương thức 2: Xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển thí sinh theo Quy định của ĐHQGHN

7.2.1. Các đối tượng xét tuyển thẳng theo Quy định của ĐHQGHN

a) Học sinh THPT chuyên thuộc ĐHQGHN được xét tuyển thẳng và xét tuyển vào bậc đại học tại ĐHQGHN phải tốt nghiệp THPT, có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

               i) Là thành viên chính thức đội tuyển dự kỳ thi Olympic hoặc các cuộc thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực, quốc tế;

               ii) Đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQGHN;

              iii) Đạt giải chính thức trong kỳ thi Olympic chuyên Khoa học Tự nhiên bậc THPT được tổ chức hàng năm;

             iv) Là thành viên chính thức của đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia hoặc các cuộc thi sáng tạo khoa học kỹ thuật quốc gia;

            v) Có điểm trung bình chung học tập từng học kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và điểm trung bình chung học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển từng kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và có kết quả thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành.

           Thí sinh đạt một trong các tiêu chí quy định tại điểm i, ii, iii, iv Mục a trong các năm học ở bậc THPT được bảo lưu kết quả khi xét tuyển thẳng và xét tuyển vào bậc đại học tại ĐHQGHN.

        b) Học sinh hệ chuyên các trường THPT chuyên cấp tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (không phải là 2 trường THPT chuyên của ĐHQGHN) được đăng ký xét tuyển thẳng và xét tuyển vào bậc đại học ở các đơn vị đào tạo của ĐHQGHN nếu đáp ứng các yêu cầu như đối với học sinh THPT chuyên thuộc ĐHQGHN được quy định tại Mục 1.1 và phải là học sinh trường THPT chuyên trong cả nước được Trường Đại học Giáo dục dành chỉ tiêu xét tuyển thẳng và xét tuyển.

          c) Học sinh hệ không chuyên của các trường THPT thuộc ĐHQGHN được ưu tiên xét tuyển  và xét tuyển vào bậc đại học tại ĐHQGHN phải tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

                 i) Đạt giải chính thức trong các cuộc thi sáng tạo, triển lãm khoa học kỹ thuật khu vực và quốc tế;

                ii) Đạt giải chính thức trong kỳ thi chọn học sinh giỏi bậc THPT cấp ĐHQG;

                iii) Đạt giải chính thức trong kỳ thi Olympic chuyên Khoa học tự nhiên bậc THPT;

               iv) Có điểm trung bình chung học tập từng kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên và điểm trung bình chung học tập của 3 môn thuộc tổ hợp xét tuyển từng kỳ trong 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,5 trở lên.

            Các thí sinh diện ưu tiên xét tuyển phải có kết qua thi tốt nghiệp THPT đạt ngưỡng đảm bảo chất lượng đầu vào của ngành/nhóm ngành/chương trình đào tạo trong năm tuyển sinh.

        d) Học sinh các trường THPT trên toàn quốc được xét tuyển thẳng và xét tuyển vào bậc đại học tại ĐHQGHN phải tốt nghiệp THPT và có hạnh kiểm 3 năm học THPT đạt loại Tốt và đáp ứng một trong các tiêu chí sau:

           i) Là thành viên tham gia cuộc thi tháng của chương trình “Đường lên đỉnh Olympia” do Đài truyền hình Việt Nam tổ chức hàng năm và có điểm trung bình chung học tập 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên;

          ii) Đạt giải Nhất, Nhì, Ba trong kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương có môn đạt giải thuộc tổ hợp xét tuyển hoặc môn đạt giải phù hợp với ngành đào tạo và điểm trung bình chung học tập 5 học kỳ (năm lớp 10, 11 và học kỳ 1 năm lớp 12) đạt từ 8,0 trở lên.

         Thí sinh trong đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế, dự Cuộc thi khoa học, kỹ thuật quốc tế nếu chưa tốt nghiệp THPT sẽ được bảo lưu kết quả đến hết năm tốt nghiệp THPT.

          Thí sinh đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, đoạt giải trong Cuộc thi khoa học, kỹ thuật cấp quốc gia, nếu chưa tốt nghiệp THPT được bảo lưu đến hết năm tốt nghiệp THPT.

          Thí sinh thuộc đối tượng i), ii), iii), iv) mục a; i), ii) mục b; i), ii) mục c, ii) mục d) xem danh mục các nhóm ngành/ngành đúng hoặc nhóm ngành/ngành gần với môn thi /đề tài dự thi ở bảng sau

STT

Môn thi/

Đề tài dự thi

Tên nhóm ngành đúng/nhóm ngành gần

nhóm ngành

  1.  

- Toán học

- Vật lý

- Hóa học

- Sinh học

- Đề tài dự thi KHKT phù hợp

Sư phạm Toán và

Khoa học tự nhiên

 

GD1

 

  1.  

- Ngữ văn

- Lịch sử

- Địa lý

- Đề tài dự thi KHKT phù hợp

Sư phạm Ngữ văn, Sư phạm Lịch sử, Sư phạm Lịch sử và Địa lý

GD2

  1.  

Tất cả các môn thi, đề tài dự thi

Khoa học giáo dục và khác

GD3

  1.  

Giáo dục Tiểu học

GD4

  1.  

Giáo dục Mầm non

GD5

7.2.2. Ưu tiên xét tuyển theo Quy định của ĐHQGHN

          Thí sinh đủ điều kiện xét tuyển thẳng nhưng không dùng quyền xét tuyển thẳng theo Quy định của ĐHQGHN và có kết quả thi THPT đáp ứng tiêu chí đảm bảo chất lượng đầu vào do Bộ GD&ĐT (đối với các ngành đào tạo sư phạm) và ĐHQGHN quy định được ưu tiên xét tuyển vào các trường. Căn cứ vào chỉ tiêu tuyển sinh và nguyện vọng của thí sinh, Hiệu trưởng nhà trường xem xét, quyết định cho vào học.

7.2.3. Hồ sơ đăng ký xét tuyển

             - 02 phiếu đăng ký xét tuyển (phụ lục 3 đối với thí sinh xét tuyển thẳng; phụ lục 6 đối với thí sinh ưu tiên xét tuyển);

             - 01 bản sao công chứng minh chứng đối tượng ưu tiên tuyển thẳng; ưu tiên xét tuyển;

             - 01 bản sao công chứng học bạ 3 năm THPT (đối với thí sinh thuộc diện điểm e mục 1.1; điểm d mục 1.3; điểm b mục 1.4  phần ii);

             - 02 phong bì dán tem và ghi sẵn địa chỉ liên lạc, số điện thoại người nhận;

             - 02 ảnh chân dung 4x6 chụp trong vòng 6 tháng gần nhất và ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh mặt sau mỗi ảnh.

7.2.4. Thời gian và địa điểm nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển

             - Trước 17h00, ngày 10/06/2021: Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển trực tiếp (hoặc chuyển phát nhanh theo đường bưu điện, thời gian tính theo dấu bưu điện) tại Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN (phòng Đào tạo, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, phòng 103, nhà G7, số 144, Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội).

             - Trước 17h00, ngày 28/07/2021: Công bố kết quả xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và danh sách trúng tuyển trên trang thông tin điện tử của Trường.

             - Trước 17h00 ngày 10/08/2021: Thí sinh gửi hồ sơ xác nhận nhập học trực tiếp hoặc chuyển phát nhanh theo đường bưu điện (thời gian tính theo dấu bưu điện) về Trường Đại học Giáo dục (phòng Đào tạo, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, phòng 103, nhà G7, số 144, Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội). Hồ sơ xác nhận nhập học sẽ được thông báo qua email cho thí sinh sau khi có kết quả xét tuyển.

7.3. Phương thức 3: Xét tuyển thí sinh có chứng chỉ quốc tế

7.3.1. Đối tượng xét tuyển thí sinh có chứng chỉ quốc tế

  a) Thí sinh có chứng chỉ quốc tế A-Level của Trung tâm Khảo thí Đại học Cambridge (Anh) theo điểm 3 môn thi trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc Ngữ văn theo các tổ hợp quy định của ngành đào tạo tương ứng đảm bảo mức điểm mỗi môn thi đạt từ 60/100 điểm trở lên (tương ứng điểm C, PUM range ≥ 60);

          b) Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa SAT đạt điểm từ 1100/1600 (chứng chỉ còn hạn  sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi). Mã đăng ký của ĐHQGHN với tổ chức thi SAT (The College Board) là 7853-Vietnam National University-Hanoi (thí sinh phải khai báo mã đăng ký trên khi đăng ký thi SAT).

          d) Thí sinh có kết quả trong kỳ thi chuẩn hóa ACT (American College Testing) đạt điểm từ 22/36.

        e) Thí sinh có chứng chỉ tiếng Anh IELTS từ 5.5 trở lên hoặc các chứng chỉ tiếng Anh quốc tế tương đương (bảng quy đổi điểm trong Phụ lục 2) hoặc các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế khác (quy định tại Phụ lục 3), với điều kiện chứng chỉ còn hạn sử dụng trong khoảng thời gian 02 năm kể từ ngày dự thi) và có tổng điểm 2 môn còn lại trong tổ hợp xét tuyển đạt tối thiểu 12 điểm (trong đó bắt buộc có môn Toán hoặc môn Văn).

         Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào ngành Giáo dục Mầm non sử dụng phương thức xét tuyển chứng chỉ quốc tế cần “Đạt” ở vòng đánh giá năng khiếu (thí sinh xem tại mục 6.3).

        Lưu ý: Các chứng chỉ quốc tế phải còn hạn sử dụng tính đến ngày ĐKXT (thời hạn sử dụng 02 năm kể từ ngày dự thi)

7.3.2. Hồ sơ đăng ký xét tuyển

Hồ sơ đăng ký xét tuyển theo phương thức thí sinh có chứng chỉ quốc tế, bao gồm:

          - 02 Phiếu đăng ký xét tuyển theo mẫu tương ứng;

          - 01 bản sao công chứng chứng chỉ quốc tế: A-level; SCAT; IELTS; ACT;

          - 01 bản sao công chứng học bạ 3 năm học THPT;

          - 02 phong bì dán tem và ghi sẵn địa chỉ liên lạc, số điện thoại người nhận;

         - 02 ảnh chân dung 4x6 chụp trong vòng 6 tháng gần nhất và ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh mặt sau mỗi ảnh. 

7.3.3. Thời gian và địa điểm nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển

          - Trước 17h00, ngày 10/06/2021: Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký xét tuyển  trực tiếp hoặc chuyển phát nhanh qua đường bưu điện (thời gian tính theo dấu bưu điện) về Trường Đại học Giáo dục (phòng Đào tạo, phòng 103, nhà G7, Trường Đại học Giáo dục, số 144, Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội).

            - Trước 17h00, ngày 28/07/2021: Công bố kết quả xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển và danh sách trúng tuyển trên trang thông tin điện tử của Trường.

          - Trước 17h00 ngày 10/08/2021: Thí sinh gửi hồ sơ xác nhận nhập học trực tiếp hoặc chuyển phát nhanh theo đường bưu điện (thời gian tính theo dấu bưu điện) về Trường Đại học Giáo dục (phòng Đào tạo, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, phòng 103, nhà G7, số 144, Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội). Hồ sơ xác nhận nhập học sẽ được thông báo qua email cho thí sinh sau khi có kết quả xét tuyển.

7.4. Phương thức 4: Xét tuyển kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021

7.4.1. Quy trình đăng ký xét tuyển theo kết quả thi THPT năm 2021

          a) Thí sinh nộp phiếu ĐKXT, hồ sơ đăng ký dự thi THPT, lệ phí ĐKXT theo quy định của Sở GDĐT/Bộ GDĐT. Thí sinh được ĐKXT không giới hạn số nguyện vọng và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký.

          b) Sau khi có kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021, HĐTS công bố mức điểm nhận hồ sơ xét tuyển (Trước 17h00, ngày 03/08/2021); Thí sinh được điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT theo quy định của Bộ GD&ĐT: Trước 17h00, ngày 17/08/2021;

          c) Thí sinh kiểm tra kết quả điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT và đề nghị điều chỉnh sai sót nếu có (chỉ áp dụng đối với thí sinh điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT bằng phiếu): Trước 17h00, ngày 17/08/2021.

          d) HĐTS thực hiện quy trình xét tuyển đợt 1: HĐTS căn cứ vào kết quả thi để xét tuyển bình đẳng tất cả các nguyện vọng của thí sinh đăng ký. Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển (tính đến 2 chữ số thập phân sau dấu phẩy không làm tròn số); cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo Điều 7 của Quy chế tuyển sinh. Trường hợp các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng ưu tiên cao hơn: Từ 20/08 đến 17h00, ngày 22/08/2021.

          đ) HĐTS công bố kết quả trúng tuyển đợt 1 tại địa chỉ tuyensinh.vnu.edu.vn hoặc education.vnu.edu.vn: Trước 17h00, ngày 22/08/2021.

          e) Thí sinh xác nhận nhập học vào Trường ĐHGD bằng hình thức trực tuyến tại địa chỉ: tuyensinh.vnu.edu.vn hoặc education.vnu.edu.vn đồng thời gửi chuyển phát nhanh Giấy chứng nhận kết quả thi (bản chính) về Trường ĐHGD (phòng 103, tòa nhà G7, Số 144, Xuân Thủy, Cầu Giấy, Hà Nội): Trước 17h00, ngày 01/09/2021, tính theo dấu bưu điện. Một số vấn đề lưu ý về việc xác nhận nhập học và cách thức xác nhận nhập học trực tuyến cụ thể như sau:

          - Đăng nhập vào địa chỉ tuyensinh.vnu.edu.vn mục “ĐẠI HỌC”“Kết quả xét tuyển và Nhập học” hoặc education.vnu.edu.vn.

          - Nhập MÃ ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN (ghi trên Giấy chứng nhận kết quả thi THPT năm 2021) để XÁC NHẬN nhập học vào Trường ĐHGD. Mã đăng ký xét tuyển chỉ được sử dụng duy nhất 01 lần. Thí sinh đã sử dụng mã đăng ký xét tuyển vào Trường ĐHGD sẽ không được phép rút/hủy hồ sơ hay xác nhận vào bất kỳ trường đại học/cơ sở giáo dục nào khác trên cả nước trong các đợt xét tuyển năm 2021.

          - Thí sinh hoàn thiện các thông tin cá nhân: Số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, điện thoại, địa chỉ liên hệ trên tài khoản xác nhận trực tuyến và làm theo các hướng dẫn khác.

          - Thí sinh đăng nhập tài khoản sau khi hoàn thành xác nhận trực tuyến tại địa chỉ: tuyensinh.vnu.edu.vn, mục "Kết quả xét tuyển và Nhập học” để kiểm tra thông tin.

          - Thí sinh chịu trách nhiệm về tính xác thực của các thông tin cá nhân, kết quả thi, nguyện vọng ĐKXT và xác nhập nhập học. HĐTS Trường ĐHGD có quyền từ chối tiếp nhận hoặc buộc thôi học nếu thí sinh không đảm bảo các điều kiện trúng tuyển khi đối chiếu thông tin ĐKXT và dữ liệu đăng ký dự thi với hồ sơ gốc.

          - Thí sinh trúng tuyển phải xác nhận nhập học trực tuyến trong thời hạn quy định. Quá thời hạn quy định, thí sinh không xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học và HĐTS được xét tuyển thí sinh khác trong đợt xét tuyển bổ sung.

7.4.2. Các mốc thời gian xét tuyển theo kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 (dành cho thí sinh):

       - Từ ngày 27/04 đến 17h00, ngày 11/05/2021: Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển đợt 1 tại nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi;

       - Từ ngày 27/04 đến 17h00, ngày 16/05/2021: Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đợt 1 theo phương thức thức trực tuyến;

       - Từ ngày 07/08 đến 17h00, ngày 17/08/2021: Thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT (thí sinh chỉ được điều chỉnh theo phương thức trực tuyến). Thí sinh điều chỉnh sai sót liên quan đến ưu tiên đối tượng, khu vực (thực hiện bằng phiếu và nộp tại điểm thu nhận hồ sơ);

        - Trước 17h00, ngày 22/08/2021: Thí sinh nhận kết quả xét tuyển đợt 1 theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021;

     - Trước 17h00, ngày 01/09/2021: Thí sinh hoàn thành xác nhận nhập học đợt 1 (bao gồm cả xác nhận nhập học trực tuyến trên trang tuyensinh.vnu.edu.vn hoặc education.vnu.edu.vn và gửi chuyển phát nhanh kết quả xác nhận nhập học và giấy xác nhận kết quả thi THPT bản gốc về Trường).

          - Trước 17h00, ngày 05/9/2021: Thí sinh nhập học đợt 1.

7.5. Phương thức 5: Xét tuyển thí sinh sử dụng kết quả bài thi ĐGNL học sinh THPT do ĐHQGHN tổ chức

          - Phương thức xét tuyển này chỉ áp dụng cho các nhóm ngành GD3, GD4, GD5. Chỉ tiêu dành cho phương thức này không quá 10% chỉ của mỗi nhóm ngành tương ứng. Thí sinh có kết quả bài thi đạt tối thiểu 80 điểm (thang điểm 150) trở lên được nộp đơn đăng ký xét tuyển. Trường tổ chức xét tuyển theo kết quả bài thi từ cao xuống thấp cho đến khi hết chỉ tiêu.

         - Thời gian tiếp nhận đơn đăng ký xét tuyển: Từ ngày 10/7/2021 đến 17h00, ngày 28/07/2021.

        - Hồ sơ đăng ký xét tuyển bao gồm:           

        +/ 02 phiếu đăng ký xét tuyển kết quả thi ĐGNL năm 2021 của ĐHQGHN (phụ lục 7).

        +/ 01 bản sao công chứng học bạ THPT.

        +/ 01 Bản sao công chứng kết quả thi ĐGNL năm 2021 của ĐHQGHN.

        +/ 02 phong bì dán tem và ghi sẵn địa chỉ liên lạc, số điện thoại người nhận;

        +/ 02 ảnh chân dung 4x6 chụp trong vòng 6 tháng gần nhất và ghi rõ họ tên, ngày tháng năm sinh mặt sau mỗi ảnh.

        - Thời gian công bố kết quả xét tuyển:  Trước ngày 28/07/2021.

        - Trước 17h00 ngày 10/8/2021: Thí sinh xác nhận nhập học tại Trường Đại học Giáo dục (phòng 103, nhà G7, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, số 144, Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội). Hồ sơ xác nhận nhập học cần chuẩn bị sẽ được thông báo đến thí sinh sau khi có kết quả xét tuyển.

7.6. Lệ phí đăng ký xét tuyển vào đại học chính quy năm 2021

          Theo quy định của Bộ GD&ĐT và ĐHQGHN, dự kiến 30.000đ/1 hồ sơ, gửi kèm hồ sơ đăng ký xét tuyển.

8. Nguyên tắc xét tuyển

8.1. Thí sinh thuộc đối tượng xét tuyển thẳng, xét tuyển, ưu tiên xét tuyển

          Xét tuyển từ cao xuống thấp cho đến hết chỉ tiêu phân bổ. Thứ tự ưu tiên xét theo cấp độ giải thưởng (quốc tế, khu vực, quốc gia, cấp ĐHQG, cấp tỉnh…), kết quả học tập bậc THPT và các điều kiện khác (nếu có).

8.2. Thí sinh sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021 để xét tuyển

        - Thí sinh được ĐKXT không giới hạn về số nguyện vọng và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). HĐTS căn cứ vào kết quả thi, nguyện vọng của thí sinh đã đăng ký để xét tuyển từ cao xuống thấp đến hết chỉ tiêu.

        - Điểm xét tuyển là tổng điểm các bài thi/môn thi theo thang điểm 10 đối với từng bài thi/môn thi của từng tổ hợp xét tuyển và cộng với điểm ưu tiên đối tượng, khu vực theo Quy định tại Điều 7 của Quy chế tuyển sinh đại học chính quy và được làm tròn đến hai chữ số thập phân; Trường hợp các thí sinh có cùng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì xét trúng tuyển theo các điều kiện phụ, nếu vẫn còn vượt chỉ tiêu thì ưu tiên thí sinh có nguyện vọng cao hơn;

         - Thí sinh trùng tuyển phải xác nhận nhập học trực tuyến trong thời gian quy định. Quá thời gian quy định, thí sinh không xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học và HĐTS sẽ xét tuyển thí sinh khác trong đợt xét tuyển bổ sung.

8.3. Thí sinh xét tuyển theo các phương thức còn lại (thí sinh có chứng chỉ quốc tế; kết quả ĐGNL của ĐHQGHN)

        - Thí sinh được đăng ký xét tuyển tối đa 02 nguyện vọng vào trường và phải sắp xếp nguyện vọng theo thứ tự ưu tiên từ cao xuống thấp (nguyện vọng 1 là nguyện vọng cao nhất). Thí sinh chỉ trúng tuyển vào một nguyện vọng ưu tiên cao nhất trong danh sách các nguyện vọng đã đăng ký;

       - Xét tuyển theo nguyên tắc từ cao đến thấp đến hết chỉ tiêu phân bổ tương ứng của từng nguồn tuyển. Nếu có các thí sinh bằng điểm xét tuyển ở cuối danh sách thì xét trúng tuyển theo điều kiện phụ là điểm thi THPT theo tổ hợp xét tuyển trong đề án tuyển sinh hoặc thí sinh có nguyện vọng ưu tiên cao hơn.

       - Thí sinh trùng tuyển phải xác nhận nhập học trực tuyến trong thời gian quy định. Quá thời gian quy định, thí sinh không xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học và HĐTS sẽ loại tên thí sinh ra khỏi danh sách trúng tuyển.

        - Bảng quy đổi chứng chỉ tiếng Anh quốc tế sang thang điểm 10 (Phụ lục 2).

        - Các chứng chỉ ngoại ngữ quốc tế sử dụng trong tuyển sinh đại hoc (Phụ lục 3).

8.4. Tiếp nhận học sinh dự bị đại học

       Trường ĐHGD tiếp nhận học sinh dự bị đại học thuộc các Trường Dự bị Đại học Dân tộc Trung ương, Trường Phổ thông Vùng cao Việt Bắc, Trường Dự bị Đại học Dân tộc Sầm Sơn.

9. Tổ chức xét tuyển và triệu tập nhập học

9.1. Các đợt xét tuyển

9.1.1 Đợt 1: Xét tuyển theo các tất cả phương thức tuyển sinh

       +/ Đối với thí sinh đăng ký xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo quy định của Bộ GDĐT:

       i) Trước ngày 30/05/2021: Thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT  tại Sở GDĐT.

       ii) Trước 17h00, ngày 10/06/2021: Sở GDĐT nộp hồ sơ về Trường ĐHGD.

iii) Trước 17h00, ngày 28/07/2028: Tổ chức xét tuyển.

       iv) Trước 17h00, ngày 28/07/2021: Công bố kết quả xét tuyển trên Website và thông báo kết quả tới các Sở GDĐT sau khi có ý kiến chỉ đạo tuyển sinh ĐHQGHN.

       v) Trước 17h00, ngày 10/08/2021: Thí sinh xác nhận nhập học. Quá thời hạn quy định, thí sinh không xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học và Trường Đại học Giáo dục được xét tuyển thí sinh các trong đợt xét tuyển bổ sung (nếu có).

+/ Đối với xét tuyển thẳng, ưu tiên xét tuyển theo Quy định của ĐHQGHN; xét tuyển thí sinh có chứng chỉ quốc tế:

       i) Trước 17h00, ngày 10/06/2021: Thí sinh nộp hồ sơ ĐKXT.

       ii) Trước 17h00, ngày 28/07/2028: Tổ chức xét tuyển.

       iii) Trước 17h00, ngày 28/07/2021: Công bố kết quả xét tuyển trên Website và thông báo kết quả tới các Sở GDĐT sau khi có ý kiến chỉ đạo tuyển sinh ĐHQGHN.

       iv) Trước 17h00, ngày 10/08/2021: Thí sinh xác nhận nhập học. Quá thời hạn quy định, thí sinh không xác nhận nhập học được xem như từ chối nhập học và Trường Đại học Giáo dục được xét tuyển thí sinh các trong đợt xét tuyển bổ sung (nếu có).

+/ Đối với thí sinh sử dụng kết quả kì thi tốt nghiệp THPT năm 2021:

       i) Từ ngày 27/04 đến 17 giờ 00 phút, ngày 11/05/2021: Thí sinh nộp hồ sơ đăng ký dự thi, đăng ký xét tuyển đợt 1 tại nơi tiếp nhận hồ sơ đăng ký dự thi;

       ii) Từ ngày 27/04 đến 17 giờ 00 phút, ngày 16/05/2021: Thí sinh đăng ký nguyện vọng xét tuyển đợt 1 theo phương thức thức trực tuyến;

       iii) Từ ngày 07/08 đến 17 giờ 00 phút, ngày 17/08/2021: Thí sinh thực hiện điều chỉnh nguyện vọng ĐKXT (thí sinh chỉ được điều chỉnh theo phương thức trực tuyến). Thí sinh điều chỉnh sai sót liên quan đến ưu tiên đối tượng, khu vực (thực hiện bằng phiếu và nộp tại điểm thu nhận hồ sơ);

       iv) Trước 17 giờ 00 phút, ngày 22/08/2021: Thí sinh nhận kết quả xét tuyển đợt 1 theo phương thức sử dụng kết quả thi tốt nghiệp THPT năm 2021;

       v) Trước 17 giờ 00 phút, ngày 01/09/2021: Thí sinh hoàn thành xác nhận nhập học đợt 1 (bao gồm cả xác nhận nhập học trực tuyến trên trang tuyensinh.vnu.edu.vn hoặc education.vnu.edu.vn và gửi chuyển phát nhanh kết quả xác nhận nhập học và giấy xác nhận kết quả thi THPT bản gốc về Trường).

       vi) Trước 17 giờ 00 phút, ngày 05/9/2021: Thí sinh nhập học đợt 1.

+/ Đối với thí sinh sử dụng kết quả bài thi ĐGNL học sinh THPT do ĐHQGHN tổ chức

       i) Thời gian tiếp nhận đơn đăng ký xét tuyển: Từ ngày 10/7/2021 đến 17 giờ 00 phút, ngày 28/07/2021.

       ii) Thời gian công bố kết quả xét tuyển:  17 giờ 00 phút, ngày 28/07/2021.

     iii) Trước 17 giờ 00 phút, ngày 10/8/2021: Thí sinh xác nhận nhập học tại Trường Đại học Giáo dục (phòng 103, nhà G7, Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN, số 144, Xuân Thuỷ, Cầu Giấy, Hà Nội).

9.1.2. Đợt bổ sung (nếu có):

       + Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh, số thí sinh trúng tuyển đã xác nhận nhập học vào Trường sau khi xét tuyển đợt 1, HĐTS công bố tuyển sinh đợt bổ sung (nếu có).

       + Đợt xét tuyển bổ sung thứ nhất (nếu có): Từ ngày 23/08/2021 đến 17h00, ngày 14/09/2021: khi còn chỉ tiêu, chỉ sử dụng Phương thức xét tuyển theo kết quả tổ hợp các môn thi/bài thi THPT năm 2021 theo điểm chuẩn và các điều kiện đã xác định từ Đợt 1, tất cả thí sinh đăng ký xét tuyển đáp ứng đủ điều kiện như Đợt 1 sẽ được xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

       + Đợt xét tuyển bổ sung thứ hai (nếu có): Dự kiến trước ngày 15/09/2021, Nếu chỉ tiêu còn lại lớn hơn 10% tổng chỉ tiêu, có địa phương đăng ký đặt hàng và cam kết hỗ trợ kinh phí đào tạo. Chỉ sử dụng Phương thức xét tuyển theo kết quả tổ hợp các môn thi/bài thi THPT theo điểm chuẩn và các điều kiện đã xác định từ Đợt 1, tất cả thí sinh đăng ký xét tuyển đáp ứng đủ điều kiện như Đợt 1 sẽ được xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT.

9.2. Triệu tập và tổ chức nhập học

       +/ Đối với xét tuyển đợt 1: HĐTS gửi Giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển vào Trường cho thí sinh: Ngày 01/09/2021.

       +/ Đối với các đợt xét tuyển đợt bổ sung (nếu có): HĐTS gửi Giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển khi thí sinh đăng ký xét tuyển đáp ứng đủ điều kiện như xét tuyển Đợt 1 và nộp hồ sơ xác nhận nhập học vào Trường.

       +/ Thời gian nhập học:

         - Đợt 1: Trước 17h00 ngày 05/09/2021.

          - Đợt bổ sung thứ nhất (nếu có): Trước ngày 15/09/2021.

          - Đợt bổ sung thứ hai (nếu có): Trước ngày 30/09/2021.

10. Học phí dự kiến và lộ trình tăng học phí

          Học phí phải nộp được tính theo Nghị định 86/NĐ-CP/2015 về “Quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc Hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm 2015-2016 đến năm học 2020-2021” và các quy định hiện hành khác liên quan của Nhà nước và của ĐHQGHN. Mức học phí dự kiến năm học 2021-2022 quy theo tháng là từ khoảng 980 ngàn/tháng đến 1,17 triệu/tháng, tùy theo ngành, mỗi năm học thu 10 tháng. Những năm học tiếp theo, lộ trình học phí thực hiện theo quy định của Nhà nước và của ĐHQGHN.

          Sinh viên sư phạm được nhà nước hỗ trợ tiền học phí và sinh hoạt phí. Thủ tục, tiêu chuẩn được hỗ trợ thực hiện theo quy định của Nhà nước.

          Sinh viên được tiếp cận các quỹ học bổng của trường, của ĐHQGHN và của các nhà tài trợ khác nhau với nhiều mức khác nhau.

          Ngoài ra, nhà trường còn có nhiều vị trí thực tập làm bán thời gian có trả công dành cho các bạn đáp ứng tiêu chí chọn.

12. Thời gian dự kiến tuyển sinh các đợt bổ sung trong năm

12.1. Thời gian xét tuyển bổ sung (nếu có): Ngay sau khi chốt số lượng và danh sách thí sinh trung tuyển Đợt 1, nếu còn thiếu chỉ tiêu từ 5% trở lên.

12.2. Kế hoạch và yêu cầu cụ thể của từng đợt xét tuyển bổ sung

        - Căn cứ chỉ tiêu tuyển sinh của trường và số thí sinh trúng tuyển đã xác nhận nhập học tại trường sau xét tuyển Đợt 1, HĐTS xem xét, quyết định các nội dung xét tuyển bổ sung ngay sau khi chốt số lượng và danh sách thí sinh trung tuyển đợt 1 trước ngày 23/08/2021.

        - Thí sinh chưa trúng tuyển hay đã trúng tuyển nhưng chưa xác nhận nhập học vào bất cứ trường đại học nào có thể thực hiện ĐKXT bổ sung trực tuyến hoặc theo phương thức khác do HĐTS quy định;

        - Trong các đợt xét tuyển bổ sung, thí sinh thực hiện ĐKXT và nộp lệ phí theo quy định tại HĐTS.

        - Chỉ sử dụng Phương thức xét tuyển theo kết quả tổ hợp các môn thi/bài thi THPT theo điểm chuẩn và các điều kiện đã xác định từ Đợt 1. Tất cả thí sinh đáp ứng đủ điều kiện như Đợt 1 sẽ được xét tuyển theo quy chế tuyển sinh của Bộ GD&ĐT. Trường gửi Giấy triệu tập thí sinh trúng tuyển cho thí sinh ngay sau khi xác nhận thí sinh trúng tuyển.

        - Kết thúc mỗi đợt xét tuyển, HĐTS công bố trên trang thông tin điện tử của Trường ĐHGD và trên phương tiện thông tin đại chúng về điểm trúng tuyển, danh sách thí sinh trúng tuyển.

        - HĐTS cập nhật danh sách thí sinh xác nhận nhập học lên Cổng thông tin tuyển sinh của Bộ GD&ĐT, phần mềm của ĐHQGHN sau khi kết thúc mỗi đợt xét tuyển.

13. Tình hình việc làm

           TỔNG HỢP

KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP NĂM 2019

Trình độ đào tạo: Cử nhân

Đường link đăng tải danh sách:

Họ và tên cán bộ tổng hợp: Nguyễn Lê Thùy Linh; Điện thoại: 0986721993; Email: nltlinh@vnu.edu.vn

TT

 

Ngành đào tạo

Tổng số SVTN

Chia theo giới tính

Tổng số SVTN được khảo sát

Tổng số SVTN có phản hồi

Chia theo tình trạng việc làm

Tỷ lệ SVTN có việc làm

Mã ngành

Tên ngành

Nam

Nữ

SL  SVTN có việc làm

SL SVTN đang học nâng cao

SL SVTN chưa có việc làm

1

52140209

Sư phạm Toán

38

8

30

38

34

26

6

2

94,1%

2

52140211

Sư phạm Vật lí

20

3

17

20

20

11

6

3

85%

3

52140212

Sư phạm Hóa học

27

2

25

27

22

21

1

0

95,6%

4

52140213

Sư phạm Sinh học

15

2

13

15

13

13

0

0

100%

5

52140217

Sư phạm Ngữ văn

42

1

41

42

35

31

3

1

97,1%

6

52140218

Sư phạm Lịch sử

21

1

20

21

19

15

4

0

100%

TỔNG CỘNG:

6 NGÀNH

 

 

 

163

143

117

20

6

95.8%

 

TỔNG HỢP

KẾT QUẢ KHẢO SÁT TÌNH HÌNH VIỆC LÀM CỦA SINH VIÊN SAU TỐT NGHIỆP NĂM 2020

Trình độ đào tạo: Cử nhân

Họ và tên cán bộ tổng hợp: Nguyễn Lê Thùy Linh; Điện thoại: 0986721993; Email: nltlinh@vnu.edu.vn

TT

 

Ngành đào tạo

Tổng số SVTN

Chia theo giới tính

Tổng số SVTN được khảo sát

Tổng số SVTN có phản hồi

Chia theo tình trạng
việc làm

Tỷ lệ SVTN có việc làm

Mã ngành

Tên ngành

 

Nam

Nữ

   

SL  SVTN có việc làm

SL SVTN đang học nâng cao

SL SVTN chưa có việc làm

 

1

52140209

Sư phạm Toán

47

9

38

47

42

33

7

2

95.2%

2

52140211

Sư phạm Vật lí

21

3

18

21

18

11

5

2

88,9%

3

52140212

Sư phạm

Hóa học

33

4

29

33

25

12

12

1

96%

4

52140213

Sư phạm

Sinh học

8

0

8

8

6

6

0

0

100%

5

52140217

Sư phạm

Ngữ văn

54

1

53

54

38

34

2

2

94,7%

6

52140218

Sư phạm

Lịch sử

17

1

16

17

14

11

1

2

85,7%

TỔNG CỘNG:

6 NGÀNH

180

18

162

180

143

107

27

09

93,7%

                         

13. Tài chính

        Tổng nguồn thu hợp pháp/năm của trường: 17.173 triệu đồng.

        Tổng chi phí đào tạo trung bình 1 sinh viên/năm của năm liền trước năm tuyển sinh: 14 triệu đồng.

14. Thông tin liên hệ

Họ và tên

Chức danh/ chức vụ

Số điện thoại

Email

Nguyễn Đức Huy

Phó Hiệu trưởng

(+84) 916327666

huynd@vnu.edu.vn

Nguyễn Bá Ngọc

Trưởng phòng Đào tạo

(+84) 963568859

nbngoc@vnu.edu.vn

Nguyễn Trung Kiên

Trưởng phòng Công tác HSSV

(+84) 903410412

kiennt@vnu.edu.vn

Trần Xuân Quang

Phó trưởng phòng

(+84) 963265833

quangtx@vnu.edu.vn

Phạm Ngọc Cường

Chuyên viên

(+84) 984877644

cuongpn@vnu.edu.vn

 

- Hotline: 0865964905; (024) 73017123 (máy lẻ: 1103 hoặc 1104); 0867628627 (gọi trong giờ hành chính).

- Email: education@vnu.edu.vn (hoặc phongdaotaodhgd@vnu.edu.vn).

- Fanpage:    https://www.facebook.com/education.vnu.edu.vn/.

                    hoặc https://www.facebook.com/tvts.ued.vnu/

- - - 

Các Biểu mẫu đăng ký xét tuyển vào ĐHCQ năm 2021

I. ĐỐI TƯỢNG XÉT TUYỂN THẲNG; ƯU TIÊN XÉT TUYỂN; XÉT TUYỂN DIỆN 30a/2008/NĐ-CP

1. PHIẾU ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN THẲNG VÀO ĐẠI HỌC THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ GD&ĐT: Thí sinh tải phiếu  TẠI ĐÂY (mẫu 3).

2. PHIẾU ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN DIỆN 30a/2008/NĐ-CP THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ GD&ĐT: Thí sinh tải phiếu  TẠI ĐÂY (mẫu 4).

3. PHIẾU ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN THẲNG VÀO ĐẠI HỌC THEO QUY ĐỊNH CỦA ĐHQGHN: Thí sinh tải phiếu  TẠI ĐÂY (mẫu 5).

4. PHIẾU ĐĂNG KÝ ƯU TIÊN XÉT TUYỂN VÀO ĐẠI HỌC THEO QUY ĐỊNH CỦA BỘ GD&ĐT (hoặc CỦA ĐHQGHN): Thí sinh tải phiếu  TẠI ĐÂY (mẫu 6).

II. ĐỐI TƯỢNG: XÉT TUYỂN THÍ SINH CÓ CHỨNG CHỈ QUỐC TẾ

5. PHIẾU ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO ĐẠI HỌC THÍ SINH CÓ CHỨNG CHỈ A-LEVEL: Thí sinh tải phiếu TẠI ĐÂY (mẫu 8).

6. PHIẾU ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO ĐẠI HỌC THÍ SINH CÓ CHỨNG CHỈ ACT: Thí sinh tải phiếu TẠI ĐÂY (mẫu 9).

7. PHIẾU ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO ĐẠI HỌC THÍ SINH CÓ CHỨNG CHỈ IELTS: Thí sinh tải phiếu TẠI ĐÂY (mẫu 10).

- BẢNG QUY ĐỔI ĐIỂM CHỨNG CHỈ TIẾNG ANH QUỐC TẾ: Thí sinh xem TẠI ĐÂY.

- DANH MỤC CÁC CHỨNG CHỈ NGOẠI NGỮ SỬ DỤNG CHO TUYỂN SINH ĐHCQ NĂM 2021: Thí sinh xem TẠI ĐÂY.

8. PHIẾU ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN VÀO ĐẠI HỌC THÍ SINH CÓ CHỨNG CHỈ SAT: Thí sinh tải phiếu TẠI ĐÂY (mẫu 11).

III. ĐỐI TƯỢNG XÉT TUYỂN THEO KẾT QUẢ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC NĂM 2021 DO ĐHQGHN TỔ CHỨC (Chỉ áp dụng đối với thí sinh đăng ký xét tuyển vào các nhóm ngành: GD3; GD4; GD5).

9. PHIẾU ĐĂNG KÝ XÉT TUYỂN  THEO KẾT QUẢ THI ĐGNL NĂM 2021: Thí sinh tải phiếu TẠI ĐÂY (mẫu 7).

Chi tiết thông tin tuyển sinh năm 2021: Thí sinh theo dõi tại địa chỉ: http://education.vnu.edu.vn/index.php/WebControl/listnews/15/0

Trường ĐHGD

11:04 20/04/2021

Sự kiện

Trường đại học giáo dục
Địa chỉ: Nhà G7, số 144 Xuân Thủy
Điện thoại: (024) 7301 7123
Email: education@vnu.edu.vn
 
© UED. All Rights Reserved.Quay trở lại website cũ