Thông tin vỀ luẬn án tiẾn sĩ
1. Họ và tên nghiên cứu sinh: Ngô Bá Lợi; 2. Giới tính: Nam
3. Ngày sinh: 27/6/1981; 4. Nơi sinh: Hà Nội
5. Quyết định công nhận nghiên cứu sinh: 2045/QĐ-ĐHGD, ngày 15/11/2019 của Hiệu trưởng trường Đại học giáo dục.
6. Các thay đổi trong quá trình đào tạo:
- Đề tài nghiên cứu được giao: “Đánh giá năng lực của giảng viên trong kiểm tra đánh giá theo tiếp cận năng lực (nghiên cứu trường hợp Học viện Phòng không-Không quân”), tại Quyết định số 397/QĐ-ĐHGD ngày 06/04/2020 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Đề tài nghiên cứu được phép đổi tên thành: “Năng lực kiểm tra đánh giá trong dạy học của giảng viên quân đội” tại Quyết định số 349/QĐ-ĐHGD ngày 11/03/2022 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Đề tài nghiên cứu được phép chỉnh sửa thành: “Năng lực kiểm tra đánh giá trong dạy học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục quân đội”, tại Quyết định số 1046/QĐ-ĐHGD ngày 15/04/2024 của Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội.
- Quá trình đào tạo, nghiên cứu sinh được gia hạn thời gian đào tạo 02 năm theo các quyết định: Quyết định Số 2020/QĐ-ĐHGD ngày 03/11/2022 Về việc cho phép nghiên cứu sinh khoá QH-2019-S (đợt 2) được kéo dài thời gian học tập lần 1 và Quyết định Số 2151/QĐ-ĐHGD ngày 10/11/2023 Về việc cho phép nghiên cứu sinh khoá QH-2019-S (đợt 2) được kéo dài thời gian học tập lần 2;
7. Tên đề tài luận án: Năng lực kiểm tra đánh giá trong dạy học của giảng viên tại các cơ sở giáo dục quân đội
8. Chuyên ngành: Đo lường và đánh giá trong giáo dục; 9. Mã số: 9140115
10. Cán bộ hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Vũ Trọng Lưỡng và PGS. TS. Lê Đức Ngọc
11. Tóm tắt các kết quả mới của luận án:
Luận án đã trực tiếp đóng góp vào giải quyết một số nội dung về lý luận và thực tiễn của chuyên ngành Đo lường và đánh giá trong giáo dục sau đây:
(1) Hệ thống hóa những vấn đề nghiên cứu lý luận và thực tiễn có liên quan đến năng lực kiểm tra đánh giá (KTĐG) trong dạy học của giảng viên (GgV). Trong đó, đã xác định được khoảng trống nghiên cứu và một số yếu tố năng lực thành phần phù hợp với mục đích, phạm vi của nghiên cứu, để tác giả đề xuất tham gia vào mô hình cấu trúc của khung lý thuyết của nghiên cứu.
(2) Sử dụng cách tiếp cận mới trong xây dựng mô hình lý thuyết về năng lực kiểm tra đánh giá trong dạy học của giảng viên là cách tiếp cận tích hợp (holistic approach) của các năng lực thành phần theo tiếp cận PDCA và cấu trúc 03 thành phần cơ bản của năng lực là kiến thức, kỹ năng và thái độ; đồng thời thiết kế và thử nghiệm được bộ công cụ đo lường phù hợp với đối tượng và bối cảnh nghiên cứu; Trong đó, mô hình lý thuyết về năng lực kiểm tra đánh giá trong dạy học của giảng viên là cấu trúc năng lực gồm 05 thành phần là: Lập kế hoạch/ thiết kế KTĐG; Lựa chọn/ phát triển các công cụ, kĩ thuật KTĐG; Thu thập, diễn giải và đánh giá thông tin, minh chứng KTĐG; Giám sát kết quả KTĐG; phản hồi/ sử dụng thông tin/ kết quả KTĐG) với 03 yếu tố cấu thành cơ bản là kiến thức, kỹ năng và thái độ. Bộ công cụ đo lường gồm 54 câu hỏi về năng lực KTĐG và 09 câu hỏi về các yếu tố ảnh hưởng.
(3) Đánh giá được thực trạng năng lực KTĐG trong dạy học hiện nay của GgV tại các cơ sở giáo dục quân đội, với những điểm mạnh và hạn chế; lý giải được các nguyên nhân và đề xuất được các giải pháp phù hợp. Đồng thời, luận án đã xác định được một số yếu tố đặc điểm cá nhân cũng như môi trường giáo dục quân sự có ảnh hưởng đến năng lực KTĐG trong dạy học của GgV tại các cơ sở giáo dục quân đội.
12. Khả năng ứng dụng trong thực tiễn: Có thể áp dụng ngay bộ công cụ đo lường của luận án để theo dõi thực trạng về năng lực KTĐG của GgV tại các cơ sở giáo dục quân đội.
13. Những hướng nghiên cứu tiếp theo:
1) Có thể mở rộng kết quả của nghiên cứu này bằng các thực nghiệm đối sánh với GgV tại các môi trường giáo dục khác ở Việt Nam như các cơ sở giáo dục thuộc khối trường công an, khối dân sự để gia tăng tính khái quát của mô hình nghiên cứu.
2) Dựa trên bộ công cụ nghiên cứu của luận án, có thể phát triển một bộ câu hỏi trắc nghiệm thích ứng để đánh giá năng lực KTĐG trong dạy học cho các đối tượng GgV khác nhau.
14. Các công trình đã công bố có liên quan đến luận án:
[1] Ngo, B. L. & Vu, T. L. (2021). Factors affacting teachers' assessment competence: A literature review. Paper presented at the Conference Proceedings of 1 st Hanoi Forum on Pedagogical and Educational Sciences 2021 (ISBN 978-604-342-795-0). Hanoi, Vietnam National University Press, pp. 63-69.
[2] Ngo, B. L. & Duong, T. A. (2021). Teacher Assessment Policies and Regulations Toward Learner-Centered Approach: A Comparative Study Between Canada and Vietnam. Conference Proceedings of 1 st Hanoi Forum on Pedagogical and Educational Sciences 2021 (ISBN 978-604-342-795-0). Hanoi, Vietnam National University Press, pp. 254-263.
[3] Ngo, B. L. & Vu T. L. (2023). Teacher assessment literacy in military institutes of Vietnam: A five-dimensional model. 2023 International graduate research symposium (ISBN 978-607-384-167-1). Hanoi, Vietnam National University Press, pp. 254-263.
[4] Ngô Bá Lợi, Vũ Trọng Lưỡng (2024), “Xây dựng bộ công cụ đánh giá năng lực kiểm tra đánh giá trong dạy học của giảng viên quân đội”, Tạp chí Giáo dục, 24 (số đặc biệt 1), tr. 315-322.
[5] Vũ Trọng Lưỡng, Nguyễn Phúc Hải, Ngô Bá Lợi (2024), “Thực trạng năng lực kiểm tra đánh giá trong dạy học của giảng viên quân đội”, Tạp chí Giáo dục, 24 (số đặc biệt 6), tr. 318-325.
Nghiên cứu sinh
Ngô Bá Lợi
|
|